vĐồng tin tức tài chính 365

Chương trình mới: 'Đau đầu' cho trường, áp lực cho giáo viên

2022-09-20 09:21
Chương trình mới: Đau đầu cho trường, áp lực cho giáo viên - Ảnh 1.

Một tiết học môn lý của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Bàn Cờ (quận 3, TP.HCM) - Ảnh: N.HÙNG

Việc bố trí giáo viên dạy môn tích hợp đang làm "đau đầu" nhiều trường cũng như gây áp lực khá lớn đối với giáo viên sẽ dạy môn tích hợp.

Có những trường vẫn đang bố trí giáo viên dạy đơn môn theo chuyên môn của mình, nhưng có trường lại yêu cầu giáo viên dạy tích hợp. Tôi đã trò chuyện với nhiều thầy cô giáo dạy môn tích hợp. 

Trong số đó có giáo viên dạy giỏi cấp thị, cấp tỉnh, có tổ trưởng chuyên môn, có giáo viên cốt cán bộ môn... 

Phải khẳng định ngay rằng trong thực tế vẫn có những giáo viên dạy toán vẫn dạy tốt hóa, lý, sinh hoặc giáo viên dạy sinh nhưng vẫn dạy tốt cả môn toán, lý và hóa. Tuy nhiên, những thầy cô giáo có kiến thức tuyệt vời như vậy không có nhiều.

Còn phần đông giáo viên dạy môn nào chỉ biết môn đó. Một giáo viên là tổ trưởng chuyên môn lý nói rằng mình có thể dạy được sinh hoặc hóa nhưng không thể dạy tốt. Có thể dạy học sinh lớp 6, lớp 7 nhưng lớp 8 hoặc lớp 9 thì chịu vì kiến thức lúc đó quá nặng. 

Một cô giáo dạy sinh có 20 năm kinh nghiệm nói mình không thể dạy được hai môn lý và hóa. Khi trường phân công chuyên môn không thể nói mình không biết gì nhưng quả thật khi dạy chỉ nhìn chăm chăm vào giáo án để đọc, để giảng mà cứ sợ học sinh hỏi lại không biết sẽ giải thích ra sao.

Phải chăng không dạy được là do chưa được đi tập huấn? Có từ 20 đến 36 tín chỉ tích hợp rồi sẽ dạy tốt thôi? Khi nghe tôi hỏi thế, nhiều thầy cô giáo đã khẳng định: "Dù có tập huấn lấy chứng chỉ, chúng tôi vẫn không thể dạy được". 

Lý do được đưa ra là học trong trường cao đẳng (sau này liên thông đại học) cũng chỉ học một môn, sau khi ra trường nhiều năm cũng chỉ dạy một môn duy nhất nên kiến thức học thời phổ thông gần như quên hết.

Đi tập huấn chủ yếu là nâng cao phương pháp giảng dạy và kỹ năng đứng lớp, hoàn toàn không thể nâng cao được kiến thức môn học...

Mong học sinh không hỏi gì

Có những giáo viên chuyên môn lý được phân công dạy hóa cứ mỗi khi gặp vấn đề khó lại phải tra Google hoặc chạy ra hành lang "cầu cứu" đồng nghiệp. Có giáo viên dạy địa gần 30 năm, nay được phân công dạy sử lớp 7 cho biết nhìn giáo án giảng cũng được nhưng mong học sinh không hỏi gì. Nếu hỏi, giáo viên phải hẹn vào tiết sau để về còn tra Google đã.

Giáo viên dạy tích hợp mong học sinh Giáo viên dạy tích hợp mong học sinh 'đừng hỏi câu nào quá hóc búa'

TTO - Chiều 14-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với UBND quận Gò Vấp, TP.HCM về tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2022-2025.

Xem thêm: mth.76005318002902202-neiv-oaig-ohc-cul-pa-gnourt-ohc-uad-uad-iom-hnirt-gnouhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chương trình mới: 'Đau đầu' cho trường, áp lực cho giáo viên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools