Bir Tawil là vùng đất nằm ở biên giới Ai Cập và Sudan. Nơi này còn được gọi là "Bi'r Tawīl", có nghĩa là "giếng nước cao" trong tiếng Ai Cập. Đây là một trong những nơi cuối cùng còn sót lại trên hành tinh mà chưa có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền.
Mặc dù Bir Tawil có hình dạng tứ giác, nhưng nó thường được gọi là "Tam giác Bir Tawil". Điều này là do nó được liên kết với Tam giác Hala'ib nằm ngay bên cạnh nó.
Bir Tawil nằm trên biên giới giữa Ai Cập và Sudan. Đây là một trong những nơi cuối cùng, số ít, còn lại trên trái đất chưa được tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ quốc gia hay tiểu bang nào.
Bir Tawil trải dài trên diện tích 795 dặm vuông (2.060 km vuông). Biên giới phía bắc của nó dài 95 km và biên giới phía nam dài 46 km. Biên giới phía đông và phía tây lần lượt là 26 km và 49 km.
Vùng đất được bao quanh bởi các dãy núi ở phía bắc và phía đông. Về phía bắc là ngọn núi Jabal Tawil với độ cao 459 mét. Jebel Hagar ez Zarqa nằm về phía đông với chiều cao 662 mét. Ở phía nam, là Wadi Tawil, còn được gọi là Khawr Abū Bard.
Nó có diện tích 795 dặm vuông và chủ yếu được bao phủ bởi cát và núi. Vùng đất này vẫn chưa có người nhận vì nó có diện tích nhỏ, không có khu định cư lâu dài hoặc lối đi ra biển, và không có nhiều giá trị.
Để hiểu rõ hơn về việc Bir Tawil vẫn chưa có người nhận như thế nào, người ta phải xem lại cuộc tranh chấp ranh giới giữa Ai Cập và Sudan. Cuộc chiến thực sự là ở Tam giác Hala'ib. Năm 1899, đại diện chính phủ Anh đã ký một thỏa thuận thiết lập quyền thống trị chung của Anh đối với Ai Cập và Sudan, trong đó biên giới phía Bắc của Sudan chạy dọc theo vĩ tuyến 22, cắt một đường thẳng qua sa mạc Nubian ra biển.
Vấn đề với ranh giới ban đầu này lại không tính đến những người sống ở đó, vì đây chỉ là một đường kẻ được vẽ theo vĩ tuyến địa lý để ngăn cách hai quốc gia. Vì vậy, vào năm 1902, Vương quốc Anh đã vẽ ra một ranh giới hành chính mới và có tính đến đất đai được sử dụng bởi các bộ lạc khác nhau, đặt vùng này dưới sự kiểm soát của Ai Cập, trong khi vùng Hala'ib được giao cho Sudan, dựa trên đặc điểm của cư dân trong vùng. Điều này được thực hiện để đảm bảo rằng các bộ lạc sẽ không sống ở một quốc gia và chăn thả gia súc của họ ở một quốc gia khác.
Vùng đất này chưa được tuyên bố chủ quyền vì tranh chấp biên giới giữa Ai Cập và Sudan. Cuộc chiến thực sự không phải để giành lấy Bir Tawil mà là để giành lấy Tam giác Hala'ib nằm về phía đông bắc của Bir Tawil. Tam giác Hala'ib có giá trị hơn Bir Tawil, và cả hai quốc gia đều không muốn đánh mất nó.
Các vấn đề bắt đầu xảy ra sau khi sự cai trị của Anh coi ranh giới hành chính mới là đúng, trong khi Ai Cập vẫn tin vào ranh giới theo vĩ tuyến 22 trước đó. Theo đường biên giới cũ, Tam giác Hala'ib nằm ở Ai Cập, nhưng nó lại nằm ở Sudan theo đường biên giới mới. Theo đó, Bir Tawil tự nhiên trở thành mảnh đất vô chủ, trong khi Tam giác Hala'ib lại được tuyên bố chủ quyền bởi hai quốc gia. Trên thực tế, Tam giác Hala'ib lớn gấp 10 lần Bir Tawil và có đường thông ra biển. Ngoài ra, Tam giác Hala'ib có 1.000 cư dân, trái ngược với Bir Tawil cằn cỗi và không có con người.
Năm 2014, du khách Mỹ Jeremiah Heaton cũng đến đây cắm cờ tuyên bố chủ quyền, tạo nên "Vương quốc Bắc Sudan" và phong cho con gái anh ta là công chúa. Năm 2017, một du khách khác là Suyash Dixit cũng cắm cờ tuyên bố chủ quyền cho vùng đất này, tạo nên cái gọi là "Vương quốc Dixit". Cũng vào năm 2017, một người Nga tên Dmitry Zhikharev tuyên bố ông mới là chủ nhân thực sự của Bir Tawil và cho biết rằng mình đã được quân đội Ai Cập thừa nhận và thậm chí cho xem hộ chiếu vương quốc do ông tự thiết kế.
Tuy nhiên, dù không có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền trên mảnh đất này thì vẫn có một vài cá nhân đã đến nơi đây và tự cho mình là người thống trị của Bir Tawil. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một người Mỹ, một người Ấn Độ và một người Nga đã tuyên bố quyền sở hữu của họ đối với Bir Tawil. Heaton, một người Mỹ, đặt tên cho Bir Tawil là "Vương quốc Bắc Sudan" và Dixit, một người Ấn Độ, đặt tên cho nó là "Vương quốc Dixit". Mặt khác, Zhikharev, người Nga, gọi nó là "Vương quốc Trung Địa".
Khi Dixit tự nhận mình là "Vua của Bir Tawil", Heaton đã lên mạng xã hội để công khai chỉ trích anh ta và gọi anh ta là kẻ nói dối. Do đó, cả hai đã nói chuyện riêng và quyết định làm việc cùng nhau để cải thiện Bir Tawil. Tuy nhiên, sau đó, Zhikharev tuyên bố rằng cả Heaton và Dixit đều giả mạo và anh ta mới thực sự là chủ sở hữu của Bir Tawil. Theo đó, "cuộc chiến" trên mạng xã hội giữa ba người đàn ông vẫn đang tiếp diễn, mặc dù tuyên bố của họ không có ý nghĩa chính thức nào.
Tham khảo: AP; Reuters; Sina