Một trong các động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tăng mạnh - yếu tố thể hiện phần nào niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế với nền kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ chính sách linh hoạt, các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ nội địa phục hồi nhanh hơn dự kiến; giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh nhờ niềm tin của các nhà đầu tư vào các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng Việt Nam là 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm sau.
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: "Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên tăng trưởng Việt Nam cả năm nay trong khi nhiều quốc gia khác ở châu Á bị điều chỉnh giảm. Ngoài động lực tăng trưởng truyền thống của Việt Nam như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại… thì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc đã hỗ trợ cho nền kinh tế của Việt Nam phục hồi nhanh và bền vững. Đây cũng là điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia ở châu Á".
Tập đoàn logistic DHL, trích dẫn dự báo tăng trưởng kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2026, cho biết: Việt Nam cùng với Ấn Độ và Phillipines là các quốc gia đứng đầu thế giới cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng - tác động từ việc nhiều công ty, tập đoàn quốc tế lớn đa dạng hóa chiến lược sản xuất, chuyển dịch chuỗi cung ứng.
Một trong các động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tăng mạnh. Ảnh minh họa.
Các Hiệp định thương mại tự do cũng được cho là một trong các động lực thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trang FIBRE 2 FASHION nhận định, Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam đang giúp tăng cao nguồn vốn FDI trong các lĩnh vực tài chính xanh, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu...
"Chúng tôi đánh giá cao những thay đổi tích cực về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được tạo ra từ các FTA. Những cải cách Việt Nam đã thực hiện đã giúp hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Đáng chú ý, khả năng tiếp cận lượng lớn các thị trường từ các FTA đã giúp Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn dòng vốn FDI. Nhiều công ty đang thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Việt Nam hiện là một trung tâm sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu", bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đánh giá.
Nhờ những thành tựu phục hồi và phát triển kinh tế, Việt Nam đã tiếp tục cải thiện thương hiệu quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức Brand Finance mới công bố, thương hiệu quốc gia Việt Nam năm nay được định giá 431 tỷ USD, xếp thứ 32 trong bảng xếp hạng toàn cầu và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất trong năm qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.83170529052902202-et-hnik-neirt-tahp-ed-gnort-nauq-cul-gnod-idf/et-hnik/nv.vtv