vĐồng tin tức tài chính 365

Sản lượng vận chuyển khách các hãng hàng không Việt Nam 9 tháng đầu năm và "điểm nghẽn" cần khơi thông

2022-09-26 03:18

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 9/2022, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt khách, giảm 14% so với tháng 8/2022 nhưng tăng 19,6% so với tháng 9/2021 và tăng 3% so với tháng 9/2019.

Trong đó, sản lượng vận chuyển khách quốc tế đạt 712.000 khách, tăng 8,7% so với tháng 8/2022, tăng 7,1% so với tháng 9/2021 và giảm 47,8% so tháng 9/2019; sản lượng vận chuyển khách nội địa đạt 3,7 triệu khách, giảm 13% so với tháng 8/2022 nhưng tăng 31,684,7% so với tháng 9/2021 và tăng 34% so với tháng 9/2019.

Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, việc sản lượng vận chuyển hành khách ghi nhận sự sụt giảm là do thị trường vận chuyển hành không đã bước vào giai đoạn thấp điểm. Theo thông lệ, giai đoạn thấp điểm vào cuối năm có thể kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm và chỉ tăng trở lại vào đợt cao điểm vận chuyển Tết.

Tính chung trong 9 tháng năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng bay Việt Nam đạt 37 triệu khách, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 10,8% so với cùng kỳ 2019; trong đó quốc tế đạt 2,9 triệu khách, tăng 2.396,1% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 77,4% so với cùng kỳ năm 2019; nội địa đạt 34 triệu khách, tăng 139,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2022, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 208.242 chuyến bay, trong đó: 180.924 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 86,9%, giảm 7,5 điểm so với cùng kỳ; 27.318 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 13,1%, tăng 7,5 điểm so với cùng kỳ; 896 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 0,43%, giảm 1,5 điểm so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô - Sản lượng vận chuyển khách các hãng hàng không Việt Nam 9 tháng đầu năm và 'điểm nghẽn' cần khơi thông

Trong tháng 9/2022, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt khách, giảm 14% so với tháng 8/2022. 

Cụ thể, Vietnam Airlines thực hiện 78.202 chuyến bay, trong đó 65.696 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 84,0%, giảm 10,6 điểm so với cùng kỳ; 12.506 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 16,0%, tăng 10,6 điểm so với cùng kỳ; 644 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,8%, giảm 3,21 điểm so với cùng kỳ.

Vietjet Air thực hiện 76.513 chuyến bay, trong đó có 64.865 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 84,8%, giảm 8,1 điểm so với cùng kỳ; 11.648 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 15,2%, tăng 8,1 điểm so với cùng kỳ; 162 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,211%, giảm 0,57 điểm so với cùng kỳ.

Pacific Airlines thực hiện 11.241 chuyến bay, trong đó có 10.451 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 93,0%, giảm 0,4 điểm so với cùng kỳ; 790 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 7,0%, tăng 0,4 điểm so với cùng kỳ; 4 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0%, giảm 0,32 điểm so với cùng kỳ.

Bamboo Airways thực hiện 33.583 chuyến bay, trong đó có 31.957 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 95,2%, giảm 1,7 điểm so với cùng kỳ; 1.626 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 4,8%, tăng 1,7 điểm so với cùng kỳ; 26 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,1%, giảm 0,22 điểm so với cùng kỳ.

Vietravel thực hiện 3.165 chuyến bay, trong đó có 2.944 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 93,0%, giảm 3,8 điểm so với cùng kỳ; 221 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 7%, tăng 3,8 điểm so với cùng kỳ; không có chuyến bay bị hủy, giảm 0,16 điểm so với cùng kỳ.

Vasco thực hiện 5.538 chuyến bay, trong đó: 5.011 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 90,5%, giảm 2,4 điểm so với cùng kỳ; 527 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 9,5%, tăng 2,4 điểm so với cùng kỳ; 60 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 1,1%, giảm 0,83 điểm so với cùng kỳ.

Vẫn còn “điểm nghẽn” cần khơi thông

Kể từ khi mở cửa du lịch, những nỗ lực của Vietnam Airlines trong việc mở lại 35 đường bay quốc tế đáng ghi nhận, song vẫn còn rất hạn chế. Hai khó khăn lớn ngành hàng không Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt là vấn đề mở rộng các đường bay quốc tế và nguồn nhân lực.

Để tháo gỡ vấn đề này, trao đổi với Nhân Dân, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, về lâu dài, Chính phủ cần ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm định hướng mở thêm các đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm.

Chính phủ cũng cần thiết lập những quy định về cạnh tranh giá dịch vụ khi mở thêm các đường bay quốc tế mới, từ đó tạo điều kiện giúp các hãng hàng không quảng bá, phát triển thương hiệu tại thị trường quốc tế một cách hiệu quả.

Về nguồn nhân lực, từ nửa cuối năm 2021, nhân lực của các hãng hàng không Việt Nam bị xáo trộn, thay đổi. Việc tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lao động theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian nhằm giảm bớt chi phí về tiền lương cũng dẫn tới việc chuyển dịch lao động sang các ngành nghề, lĩnh vực khác. Bởi vậy, các hãng hàng không hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, đặc biệt là tổ bay, nhân viên kỹ thuật.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Phạm Anh, Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, các hãng hàng không cần đặc biệt quan tâm việc duy trì ổn định về thể lực và trí lực và đặc biệt tâm lực của nhân viên.

Tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần xác định vừa là giải pháp cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế vĩ mô - Sản lượng vận chuyển khách các hãng hàng không Việt Nam 9 tháng đầu năm và 'điểm nghẽn' cần khơi thông (Hình 2).

Tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành hàng không là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Ảnh: Nhân Dân. 

Trong khi đó, Giáo sư Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các hãng hàng không Việt Nam cần chủ động có giải pháp khắc phục và thích ứng linh hoạt.

Phương án tái cơ cấu của Vietnam Airlines đã được xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhóm giải pháp như tái cơ cấu đội bay, tái cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn từ bên ngoài, phát hành trái phiếu; xây dựng các kịch bản khác nhau nhằm điều hành sản xuất kinh doanh.

Trước mắt, cần có những giải pháp “cứu” Vietnam Airlines khi hãng đang đối diện với nguy cơ hủy niêm yết trong năm 2022 do thua lỗ 3 năm liên tiếp và “âm” vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, các giải pháp liên quan tới điều chỉnh khung giá vé, cũng như áp dụng các công nghệ mới vào công tác điều phối và vận hành bay cũng được các chuyên gia đề cập trong các diễn đàn gần đây.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách cụ thể, đặc thù nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt về mặt tài chính của các hãng bay, cũng như cần có định hướng cho ngành hàng không Việt Nam phát triển ổn định, đồng bộ và bền vững.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.073175a-man-uad-gnaht-9man-teiv-gnohk-gnah-gnah-cac-hcahk-neyuhc-nav-gnoul-nas/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sản lượng vận chuyển khách các hãng hàng không Việt Nam 9 tháng đầu năm và "điểm nghẽn" cần khơi thông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools