Savitri Jindal sinh ra năm 1950 trong một gia đình bình thường ở Assam, hầu như không được đến trường vì là con gái nhà nghèo. Năm 15 tuổi, bà bị cha ép kết hôn với nhà công nghiệp O.P. Jindal - người anh rể nhiều hơn 20 tuổi, vì chị gái của Savitri không may qua đời sau khi kết hôn với Jindal. Chị gái và ông Jindal đã có 6 con, người con trai lớn chỉ kém Savitri hai tuổi. 5 năm sau cuộc hôn nhân “nối dây” đó Savitri mới chính thức kết hôn với Jindal khi 20 tuổi và ông Jindal đã 40. Savitri sau đó sinh được 3 người con và cùng chồng nuôi dạy tổng cộng 9 người con của mình và chị gái.
Ông Jindal là trụ cột của gia đình, tạp chí Forbes đánh giá ông là một tỷ phú tay không làm nên sự nghiệp. Sinh ra ở vùng nông thôn Ấn Độ, ông không được đào tạo chính quy về kỹ thuật, nhưng lại có niềm yêu thích đối với máy móc và công nghệ, từ nhỏ đã tình nguyện giúp việc cho các garage sửa chữa ô tô.
Năm 1952, Jindal bắt đầu lập nghiệp. Đầu tiên, ông mở một nhà máy sản xuất xô chậu nhỏ, dần dần phát triển thành nhà máy sản xuất đường ống và nhà máy thép. Người viết tiểu sử của Jindal nói ông là một trong những kỹ sư không qua đào tạo vĩ đại nhất ở Ấn Độ. Ông thường tự thiết kế máy móc trong nhà máy, nỗ lực đổi mới, mở nhà máy trên khắp Ấn Độ và xây dựng nên đế chế công nghiệp thép khổng lồ chỉ trong vài năm.
Trong khi chồng mở rộng địa vực, Savitri hoàn toàn không tham gia vào việc phát triển kinh doanh, thậm chí bà không bao giờ hỏi chồng kiếm được bao nhiêu tiền. Trong xã hội Ấn Độ truyền thống, đàn ông phải chịu trách nhiệm về mọi thứ bên ngoài, phụ nữ chỉ đóng vai trò làm mẹ và làm vợ. Mặc dù không có quyền phát ngôn trong đế chế kinh doanh của ông Jindal nhưng Savitri là chất keo của cả gia đình, bà chăm sóc 9 người con rất chu đáo, 4 người con trai sau khi lập gia đình kết hôn vẫn cùng vợ con sống trong dinh thự của gia đình Jindal. Savitri chia dinh thự thành 4 khu vực riêng biệt, được nối với nhau bằng bếp chung, tất cả cùng sinh sống trong một nhà.
Bà Savitri và 4 người con trai
Cuộc sống “gia đình hòa thuận vạn sự như ý”, cuộc sống của Savitri trải qua một cách êm đềm như vậy, nhưng không ai ngờ năm 2005, ông Jindal, trụ cột của gia đình, bất ngờ không may qua đời trong một vụ tai nạn trực thăng. Savitri đã kế thừa mọi thứ từ chồng, từ đó bà phải dấn thân ra khỏi bốn bức tường.
May mắn thay, ông Jindal thông minh đã có một kế hoạch kế vị. Ông để 4 người con trai của mình phụ trách 4 mảng lớn trong công việc kinh doanh của gia đình: người con cả Prithviraj phụ trách công ty đường ống; Sajjan con thứ hai phụ trách công ty thép; Ratan con thứ ba phụ trách công ty thép không gỉ và Naveen người con thứ tư đã học ở Mỹ về phụ trách công ty điện lực.
Savitri cũng rất thông minh, sau khi ra khỏi bốn bức tường, bà không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các con trai, dù sao họ đều là những ông chủ giỏi, việc bà phải làm là phải đoàn kết các ông chủ lớn lại. Mỗi năm vào ngày 31/3 và ngày 7/8, là ngày giỗ và sinh nhật của ông Jindal, cả gia đình đều dành thời gian quây quần bên nhau. Các con trai vẫn sống trong ngôi biệt thự và không can thiệp vào công việc hàng ngày của nhau, nhưng nếu ai đó bắt đầu một dự án mới hoặc gặp phải một vấn đề nào, ba người kia sẽ cùng ngồi lại bàn bạc.
Savitri nói với các con trai bà có kế hoạch từ bỏ cổ phần của mình và sẽ chuyển giao cho các con trong tương lai. Như thế thì người con trai nào dám cư xử không tốt? Thực tế đã chứng minh rằng biện pháp khuyến khích cổ phần của Savitri rất hiệu quả. 5 năm sau khi bà trở thành chủ tịch của Jindal Group, doanh thu đã tăng gấp bốn lần và các con trai của bà đều đã thể hiện tài năng của mình, niêm yết, mua lại và liên kết với các công ty nước ngoài, ai cũng giỏi giang.
Ngay cả bà Savitri tuy đã già, cũng tự mình “xuất trận”, tuy nửa trước cuộc đời là bà nội trợ, nhưng sự nghiệp của bà cũng không xoàng. Ông Jindal, là ủy viên ba nhiệm kỳ của Hội đồng lập pháp bang Haryana trước khi qua đời. Bà Savitri được thừa kế di sản chính trị của chồng và được bầu làm thành viên của Quốc hội bang này. Mỗi tuần bà dành ra ba ngày để kết nối với các cử tri
Gia đình bà tham gia cả vào chính trị và kinh doanh, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine năm nay, giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, không có gì lạ khi họ đã kiếm được rất nhiều tiền. Hiện nay, tài sản của bà Savitri và các con trị giá tới 18 tỷ USD, một mức mà ngay cả chồng bà khi còn sống cũng không thể mơ tới. Càng kiếm được nhiều tiền, tâm thái của Savitri càng ổn định. Bà rất quan tâm đến phúc lợi xã hội và hoạt động từ thiện, bà từng nói: “Chúng ta dù xây dựng nhà máy ở đâu thì cũng phải xây trường học, bệnh viện”. Bà chưa từng học đại học, nhưng đã mở trường “O.P Jindal Global University” nổi tiếng khắp Ấn Độ
Là một phụ nữ Ấn Độ bị áp chế từ nhỏ, bà Savitri đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quyền của phụ nữ, năm ngoái, bà đã được trao giải Thành tựu quyền phụ nữ quốc tế. Từ một bà nội trợ trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á, câu chuyện của bà Savitri diễn ra ở Ấn Độ được coi là một điều thần kỳ.
Xem thêm: nhc.93195628152902202-a-uahc-tahn-uaig-un-uhp-hnaht-ort-noc-9-em-ab/nv.fefac