Nhiều đại biểu cho rằng do không có thói quen tồn trữ và năng lực tồn trữ yếu nên nông hộ thường bán lúa gấp sau khi thu hoạch. Họ sợ rủi ro giá giảm và để trang trải chi phí sản xuất, thanh toán nợ, cũng như chi tiêu hằng ngày. Tuy nhiên, việc làm này khiến chuỗi giá trị lúa gạo kém hiệu quả, giá bán lúa thấp và biến động nhiều.
PGS-TS Lê Khương Ninh, Trưởng Khoa Kinh tế - ĐH Cần Thơ, đề xuất mô hình hệ thống kho ký gửi lúa. Kho này là điểm tiếp nhận lúa của nông dân và nông dân được phát hành biên nhận, chủ kho (có thể là đơn vị nhà nước hay doanh nghiệp) gìn giữ an toàn cho lượng lúa ký gửi, tránh thiệt hại. "Biên nhận trên có thể chuyển nhượng cho người khác, chẳng hạn như nông dân có thể thế chấp lượng lúa trên biên nhận đó để vay vốn ngân hàng. Khi đó, người được chuyển nhượng biên nhận có đủ tư cách pháp lý và toàn quyền sử dụng số lúa đó do nông dân ký gửi ở kho. Nếu chủ kho chuyên nghiệp hơn còn có thể tập hợp và công bố thông tin thị trường, đặc biệt là giá để hỗ trợ nông dân bán lúa" - PGS-TS Lê Khương Ninh nói.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng theo PGS-TS Lê Khương Ninh, hệ thống kho ký gửi lúa hiếm xuất hiện ở các nước đang phát triển bởi chưa bảo đảm được nhiều điều kiện. Để làm được điều đó, cần có thời gian và hợp lực của nhiều bên liên quan.
Xem thêm: mth.95671542282902202-aul-iug-yk-ceiv-gnab-nad-gnon-ohc-gnud-nit-pac/et-hnik/nv.moc.dln