vĐồng tin tức tài chính 365

Mở cánh cửa cuộc đời từ bóng tối

2022-09-29 15:26
Mở cánh cửa cuộc đời từ bóng tối - Ảnh 1.

Khương Thị Bích Hằng dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng cảnh ngộ - Ảnh: H.THANH

Bích Hằng chẳng thể nào quên được ngày nhận ra ánh sáng của mình chỉ là một màu đen. Đó là lúc lên 5, các bạn trong lớp được diễn văn nghệ còn Hằng bị từ chối vì đôi mắt không nhìn thấy gì. Hằng sợ bóng tối, sợ bị bỏ rơi ở đâu đó một mình.

Rồi mẹ sinh thêm em trai, cũng mắc căn bệnh như Hằng. Bố mẹ cùng lúc phải chạy chữa cho cả hai chị em. Chính lúc ấy, Hằng nhận ra mình phải thay đổi, phải tự lập, "chui ra khỏi vỏ ốc" và tự đứng trên đôi chân của mình.

Khuyết tật chỉ bất tiện chứ không bất hạnh. Nếu đang tìm kiếm cơ hội hay đam mê lĩnh vực nào đó, bạn hãy dành hết tâm huyết để đạt mục tiêu ấy.

KHƯƠNG THỊ BÍCH HẰNG

Tìm ra "chìa khóa" cuộc đời

Hằng có niềm đam mê đặc biệt với ngoại ngữ. Bạn làm quen với tiếng Anh từ năm lên 8 khi học tại trường THCS qua những bài giảng, chương trình phát thanh, rồi được các anh chị tình nguyện viên hướng dẫn thêm. 

Thế rồi yêu, bền bỉ theo đuổi tiếng Anh, trúng tuyển và xuất sắc giành được học bổng khi vào học khoa sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

"Tiếng Anh mở ra cho tôi cơ hội hiểu biết, tìm kiếm thông tin của thế giới, ở các nước phát triển về các khóa học dành cho người khuyết tật, đặc biệt người khiếm thị, rồi tìm học bổng, cơ hội làm biên - phiên dịch, gặp được nhiều người bạn trên thế giới" - Hằng bộc bạch.

Việc học tiếng Anh với Hằng hầu như chẳng mấy khó khăn, chỉ là đôi chút trở ngại khi tìm kiếm tài liệu. Không dễ để tìm ra tài liệu tiếng Anh dành cho người khiếm thị. Thường các bạn nghe qua sách nói hoặc nhờ người khác chuyển từ file sách in ra file mềm rồi chuyển qua phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị hoặc qua chữ nổi Braille.

Dù vậy, cô cho rằng người khiếm thị có nhiều lợi thế khi học tiếng Anh. Bù cho việc không thấy gì, khả năng nghe của các bạn ấy tương đối tốt nên phát âm khá chuẩn. "Tôi đã vượt qua nhiều cánh cửa, tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. Tôi muốn truyền đam mê ngoại ngữ cho các bạn cùng cảnh ngộ. Với tôi, ấy là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội việc làm" - Hằng bày tỏ.

Hiện Bích Hằng cùng tình nguyện viên đang đứng lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn khiếm thị qua tài liệu chữ nổi. Bạn cũng có nguồn thu nhập từ việc dạy tiếng Anh trực tuyến cho các bạn bình thường khác.

Xóa định kiến về người khuyết tật

Trong câu chuyện kể, Vũ Thị Hải Anh (quê Nam Định) nhắc lại mối duyên được chia sẻ ước mơ làm báo của người khiếm thị đăng trên báo Tuổi Trẻ hơn sáu năm trước. "Từ bài báo đó, cuộc đời tôi rẽ sang nhiều hướng khác mới mẻ hơn" - Hải Anh mỉm cười.

Không chỉ ước mơ, cô gái nhỏ đã nỗ lực học hỏi kiến thức về nghề, tham gia câu lạc bộ báo chí, học lớp MC để cố gắng trở thành một biên tập viên. Gia đình khó khăn, cô gái khiếm thị vừa học, vừa xin làm xoa bóp bấm huyệt, cộng tác cho một số báo, tạp chí kiếm thêm thu nhập trang trải học hành, cuộc sống.

Những khó khăn đó đều vượt qua được nhưng trở ngại lớn nhất là làm thế nào xóa bỏ định kiến của người xung quanh về người khuyết tật! Hải Anh nhớ hoài lần bước lên xe khách cùng bố để đi học, người phụ xe từ chối chở người không nhìn thấy gì. Cuối cùng, họ đuổi hai bố con xuống xe!

"Tôi chọn nghề báo vì nghĩ rằng có thể làm cầu nối để kết nối mọi người với nhau, lan tỏa đến cộng đồng những điều tích cực, xóa đi những định kiến về cộng đồng người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng" - Hải Anh quả quyết.

Hải Anh rất mê sách, từng trở thành Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc năm 2019. Đó là nguồn tư liệu quý, là người bạn thân thiết giúp cô tự tin vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại của người khiếm thị trong cuộc sống. Thường nghe qua YouTube, kênh sách nói, cô còn đi xin các đầu sách giấy, rồi dùng phần mềm hỗ trợ scan từ chữ in ra bản word để đọc. Mẹ và các bạn cũng hay đọc sách cho cô nghe.

"Tôi tự hào khi nhận thông tin được trao thưởng trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt. Đã có lúc tưởng chừng không thể vượt qua những biến cố trong cuộc sống nhưng ước mơ luôn cháy bỏng là động lực để tôi đứng dậy sau mỗi trở ngại" - Hải Anh nói.

Khương Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hải Anh là hai trong số 50 gương thanh niên khuyết tật được Hội LHTN Việt Nam tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022 sẽ diễn ra tối nay (29-9) tại Hà Nội.

Vu Thi Hai Anh111 1(Read-Only)

Vũ Thị Hải Anh mong xóa định kiến về người khuyết tật - Ảnh: H.T.

Chương trình tìm kiếm và tôn vinh các tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh và tích cực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, góp phần bồi đắp lý tưởng sống tốt đẹp cho thanh niên, thúc đẩy sự vươn lên của thanh niên Việt Nam.

Khởi động chương trình Khởi động chương trình 'Tỏa sáng nghị lực Việt' tôn vinh thanh niên khuyết tật

TTO - Năm 2022 sẽ có 50 tấm gương thanh niên khuyết tật được tôn vinh trong chương trình 'Tỏa sáng nghị lực Việt'.

Xem thêm: mth.45255432282902202-iot-gnob-ut-iod-couc-auc-hnac-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở cánh cửa cuộc đời từ bóng tối”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools