vĐồng tin tức tài chính 365

‘Quốc gia than đá’ bất ngờ trở thành trung tâm xe điện: Cứ 90 giây lại cho ra đời 1 chiếc xe mới, doanh số hàng tháng tă

2023-09-03 16:40

Xe điện chở hàng xếp đầy xung quanh các cửa tiệm tạp hóa đã trở thành cảnh tượng quen thuộc ở thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Ở những khu chợ đông đúc như thế này, xe đến và đi tấp nập đón thả khách. Số lượng các công ty khởi nghiệp công nghệ tập trung vào xe điện cũng tăng lên đáng kể trong bối cảnh giới chức ngày càng tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển.

Ấn Độ là một trong những thị trường xe điện phát triển nhanh nhất thế giới và hiện có hàng triệu chủ sở hữu. Theo báo cáo của IEA, hơn 90% trong số tổng số 2,3 triệu xe điện nước này là xe máy, xe tay ga và xe kéo.

Hiện Ấn Độ đang thực hiện kế hoạch liên bang trị giá 1,3 tỷ USD nhằm khuyến khích sản xuất và giảm giá xe điện cho khách hàng. Cùng với tình hình chi phí nhiên liệu tăng cao trong thập kỷ qua, việc người tiêu dùng nhận thức rõ ràng hơn lợi ích dài hạn của xe điện đã giúp doanh số tại quốc gia này cải thiện đáng kể.

Xe điện vốn được coi là giải pháp giúp giảm lượng khí thải và cải thiện chất lượng không khí. Để thành công, các chuyên gia cho rằng việc chuyển hướng sản xuất ra khỏi nhiên liệu hóa thạch, quản lý chuỗi cung ứng khoáng sản và thúc đẩy doanh số bán xe điện trên toàn nền kinh tế sẽ là chìa khóa.

Balaji Premkumar, một tài xế giao hàng 25 tuổi, đã chuyển sang sử dụng xe điện vào đầu năm nay. Tại hầu hết các điểm dừng giao thông, những xe ba bánh chạy bằng xăng vẫn phả khói dày đặc vào không khí - điều mà chính chiếc xe xăng cũ của anh Balaji cũng từng làm trước đây.

Chia sẻ với báo giới, anh Balaji cho biết phương tiện mới lái dễ dàng và thoải mái hơn, thậm chí tạo ra sự khác biệt về chi phí rất lớn. “Chỉ cần chi 60 rupee sạc xe trong ba giờ, tôi đã có thể đi được 80km. Với một chiếc xe xăng, tôi sẽ phải chi ít nhất 300 rupee để đi quãng đường tương tự”, anh nói.

Santhosh Kumar, 23 tuổi, tài xế xe kéo giao hàng cho công ty vận chuyển City Link có trụ sở tại Bengaluru, cũng cảm nhận được rõ ràng lợi ích khi chuyển sang sử dụng điện.

“Chiếc xe không bao giờ hỏng hóc và có rất nhiều điểm sạc nơi công cộng. Tôi không bao giờ lo bị hết pin”, Kumar nói. Được biết các điểm sạc ở Ấn Độ đã tăng gấp 10 lần, theo Elizabeth Connolly, nhà phân tích công nghệ năng lượng và vận tải tại IEA. .

“Việc mọi người chuyển sang sử dụng điện chỉ là vấn đề thời gian”, Kumar thừa nhận.

Xe hai và ba bánh chủ yếu được sử dụng để giao, chở hàng. N.C. Thirumalai tại trung tâm nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và Chính sách có trụ sở tại Bengaluru cho biết, xe điện chính là sự lựa chọn kinh tế hơn nếu xét đến chi phí nhiên liệu.

“Có 3 động lực chính cho sự phát triển của ngành xe điện Ấn Độ. Thứ nhất là chính sách của nhà nước. Thứ hai là ngành công nghiệp chế tạo. Thứ ba là nhận thức người tiêu trong bối cảnh giá xăng đang tăng lên”, ông Thirumalai nói.

“Rất khó kiểm soát mặt bằng giá các loại nhiên liệu hóa thạch và thị trường trong nước thường bị tác động bởi các biến động từ nước ngoài. Khi có biến động giá năng lượng, công việc kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sử dụng xe điện thì chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên”, ông Puneet Prakash, đồng sáng lập kiêm CEO công ty City Link, nhận định.

Dẫu vậy, khả năng tồn tại của xe điện lại phụ thuộc vào việc đảm bảo các nguồn cung quan trọng để sản xuất pin. Nguồn điện sạc xe cũng phải sạch - điều mà chính phủ Ấn Độ đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Theo báo cáo của chính phủ, hơn 3/4 lượng điện của Ấn Độ được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch - chủ yếu là than đá. Và các công ty khai thác mỏ thường xuyên bị chỉ trích vì các hoạt động khai thác tạo ra quá nhiều khí thải.

“Khi nhu cầu sử dụng xe điện tăng lên, ngành khoáng sản chắc chắn phải đảm bảo khai thác bền vững”, Thirumalai cho biết. “Năng lực tái tạo trong nước lớn đồng nghĩa với việc lượng khí thải xe điện sẽ giảm theo thời gian”.

Hiện Ấn Độ đang lên kế hoạch lắp đặt 500 gigawatt năng lượng sạch vào cuối thập kỷ này, tức đủ để cung cấp năng lượng cho 300 triệu gia đình Ấn Độ, đồng thời đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.

Theo bà Akshima Ghate thuộc tổ chức phi lợi nhuận năng lượng sạch RMI Ấn Độ, các ưu đãi hấp dẫn chẳng hạn như cho vay lãi suất thấp và giảm thuế xe điện sẽ giúp lĩnh vực này gia tăng doanh số đáng kể. “Khi nói đến việc thiết lập các tiêu chuẩn cho nền kinh tế đang phát triển, Ấn Độ đóng vai trò dẫn đầu”, bà Akshima Ghate nói.

Theo Bloomberg, Ấn Độ hiện là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thay thế Trung Quốc khiến nước này nổi lên như một giải pháp nhờ khả năng chế tạo các loại xe giá rẻ phục vụ nhiều nền kinh tế đang phát triển muốn phát triển bền vững. Ở Ấn Độ, trợ cấp chính phủ và lao động giá rẻ đang giúp chi phí sản xuất một chiếc xe điện ngang bằng, hoặc thậm chí rẻ hơn cả xe động cơ đốt trong.

“Chiếc Tesla rẻ nhất có giá 50.000 USD và gần như rất ít khu vực mua được. Trong khi đó, chúng tôi lại có lợi thế dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, từ 1.000 USD đến 50.000 USD”, ông Bhavish Aggarwal, founder hãng xe điện Ola Electric, nói.

Theo Research and Markets, thị trường xe điện Ấn Độ dự kiến đạt hơn 150 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, tức gấp khoảng 400 lần quy mô hiện tại. Những startup xe điện như Ola Electric theo đó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp đỡ giới chức nước này đạt được mục tiêu lớn lao trên.

“Bằng cách tạo ra một điều gì đó lớn lao trong ngành công nghiệp xe điện, Bhavish Aggarwal mong muốn vươn ra thế giới. Sau một số thành công ban đầu, Ola vẫn còn một chặng đường rất dài để giúp xe điện trở thành thị trường đại chúng ở Ấn Độ”, Neha Singh, đồng sáng lập Tracxn Technologies, một công ty chuyên theo dõi các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bengaluru, cho biết.

Bên trong một nhà máy ở Hosur, dây chuyền lắp ráp đang hoạt động rất sôi nổi. Tại đây, các công nhân mặc đồng phục đen cứ 90 giây lại cho ra một chiếc xe máy điện hoàn toàn mới.

“Xe hai bánh chạy điện đang được tiêu thụ rất nhanh. Doanh thu đang tăng vọt”.

Tarun Mehta, giám đốc điều hành 33 tuổi của Ather Energy, nói đồng thời cho biết cách đây 3 năm, công ty bán được khoảng 200 chiếc mỗi tháng. Hiện tại, doanh số hàng tháng đã chạm mốc 15.000 chiếc, tức tăng 7.500%.

Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh điện khí hóa thị trường phương tiện cá nhân rộng lớn và dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD vào năm 2030. Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, xe hai và ba bánh là trọng tâm chính, vượt trội so với các phương tiện giao thông khác như ô tô. 

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, nước này sẽ phải vượt qua rất nhiều trở ngại lớn, bao gồm việc giảm giá và cải thiện cơ sở hạ tầng. Brajesh Chhibber, một đối tác của McKinsey, người đồng lãnh đạo nhóm chuyên gia tư vấn của công ty về tính di động trong tương lai ở Ấn Độ, cho biết: “Trong ba năm qua, một lượng lớn động lực đáng kể đã được đưa vào thị trường".

Năm 2022, gần 7% tổng số xe hai bánh bán ra là xe điện - tăng từ “mức gần như không đáng kể từ 3 năm trước đó” lên 1 triệu chiếc.

"Đó là một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc", ông Brajesh Chhibber nhấn mạnh. 

Điều này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhà nước, đặc biệt là thông qua chính sách “FAME" (Áp dụng và Sản xuất Xe Điện Nhanh hơn). Chương trình bắt đầu vào năm 2019 và hiện đang rót hơn 100 tỷ rupee (khoảng 1,2 tỷ USD) để trợ cấp xe điện và thiết lập hàng nghìn trạm sạc xe điện trên toàn quốc.

Theo: Bloomberg, Quartz, CNN

Xem thêm: nhc.358842531309032881-man-3-uas-0057-gnat-gnaht-gnah-os-hnaod-iom-ex-ceihc-1-iod-ar-ohc-ial-yaig-09-uc-neid-ex-mat-gnurt-hnaht-ort-ogn-tab-ad-naht-aig-couq/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Quốc gia than đá’ bất ngờ trở thành trung tâm xe điện: Cứ 90 giây lại cho ra đời 1 chiếc xe mới, doanh số hàng tháng tă”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools