vĐồng tin tức tài chính 365

Tấm lòng nghĩa hiệp của Út Lan

2023-09-04 12:24
Út Lan, tên thật là Đỗ Văn Tiến

Út Lan, tên thật là Đỗ Văn Tiến

Dù không thuộc "biên chế" của trạm y tế nhưng đó lại là công việc quen thuộc bao năm qua của Út Lan, tên thật là Đỗ Văn Tiến (53 tuổi), sống ở Thạnh An - xã đảo duy nhất của TP.HCM…

Mang ơn Út Lan

Trong cơn mưa chiều rả rích, anh Bùi Ngọc Toàn (41 tuổi) thắp vội nén nhang lên bàn thờ mẹ, cụ Bùi Thị Lanh (76 tuổi) vừa qua đời được 7 tháng.

Gia đình bao đời bám biển và phần lớn thời gian mưu sinh ở ngoài biển, anh Toàn kể việc đưa mẹ đi cấp cứu rồi lo chuyện hậu sự cũng cậy nhờ vào Út Lan.

Ấy là thời điểm đầu năm 2023, khi mẹ anh bắt đầu bị hành hạ bởi những cơn khó thở.

Giữa đêm khuya, Út Lan đến nhà chở cụ vào trạm y tế thăm khám, rồi chở cụ từ trạm ra tận bến đò vào đất liền cấp cứu.

Cho đến khi đưa bà từ bệnh viện về, cũng Út Lan chạy xe ra bến đò chở về, sốt sắng đến trạm y tế mượn máy hút đàm cho gia đình chăm sóc sức khỏe cụ những ngày cuối đời.

"Lúc mẹ tôi mất, Út Lan còn tới lui chở rạp, bàn ghế, quan tài. Mới đây khi bố tôi đổ bệnh nhập viện, cũng lại là ổng chở ra bến đò…" - anh Toàn giọng run run cảm kích.

Tấm lòng nghĩa hiệp của Út Lan trên xã đảo này ai cũng tỏ. Người đàn ông có vẻ ngoài kham khổ này lấy làm hạnh phúc khi mới đây đã kịp đưa chị Mộng Thu - một sản phụ mang thai 39 tuần ở tuổi 42 - đến bến đò kịp qua Bệnh viện huyện Cần Giờ "bắt con". Sản phụ không thể ngồi xe máy, vậy là ông lấy chiếc xe tải cỡ nhỏ (500kg) mà vợ chồng tích cóp mưu sinh đi chở.

"Thường nhiều người rất kỵ chở bà đẻ, nhưng Út Lan không nề hà gì cả" - bác sĩ Luân Thanh Trường, trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, nói. Và sau gần một tháng từ đất liền trở về đảo, chị Thu vẫn không thôi cảm kích coi Út Lan là ân nhân của gia đình. "Hết cữ, nhất định phải gặp Út Lan để gửi lời cảm ơn" - chị Thu bộc bạch.

Thế nhưng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có ca bệnh nhân tử vong ngay trên đường đi làm Út Lan ray rứt. Đó là một người mẹ đơn thân, cùng lúc mắc nhiều loại bệnh tiểu đường và suy thận mãn.

Cũng như bao lần khác, ông nhận "lệnh" từ bác sĩ Trường và lên đường, nhưng chưa kịp đến bến đò thì người bệnh đã qua đời. "Lúc biết cô ấy tử vong, gia đình gào khóc rất lớn. Tôi đứng cạnh bên cũng lặng người, cảm thấy mình cũng có một phần trách nhiệm" - Út Lan giọng run run nói về thời khắc ấy.

Tài xế cấp cứu tình nguyện

Từ năm 2018, bà con xã đảo vui mừng được đầu tư một xe điện vận chuyển cấp cứu. Trước đây vấn đề "đau đầu" nhất là không có phương tiện, nhưng có xe rồi bác sĩ Luân Thanh Trường - người đã gần 20 năm gắn bó với bà con Thạnh An - vẫn không hết lo lắng: "Người lái xe phải có kinh nghiệm mới đảm bảo an toàn và đặc biệt không đặt nặng vật chất và giờ giấc".

Đang loay hoay tìm kiếm người "đủ tiêu chuẩn", bất ngờ Út Lan xung phong. "Đúng Út Lan phù hợp nhất" - bác sĩ Trường gật đầu.

Trong đợt dịch COVID-19 kéo dài, bác sĩ Trường bảo Út Lan như một "nhân sự cơ động" của trạm y tế. Ông xắn tay tham gia từ chở nhân viên y tế đi lấy mẫu xét nghiệm, chích ngừa, chở F0 đi cách ly.

Không chỉ thế, mỗi lần có rau củ quả gửi từ đất liền ra đảo cũng một tay Út Lan đi nhận rồi về mang phân phát cho bà con xã đảo. "Nếu mình sợ thì người khác cũng sợ, gặp gì phụ nấy cứ xốc vô mà làm. Trên đời này tôi chỉ sợ…vợ thôi" - Út Lan cười khà khà quả quyết.

"Mùa dịch mà không có ổng cũng mệt, cứ có F0 gọi là ổng chở đi cách ly", bác sĩ Trường kể và ông không ngớt lời khen vợ của Út Lan: "Dịch bệnh ai cũng có tâm lý giữ mình, đằng này bả ủng hộ tuyệt đối". Vợ Út Lan ngồi kế bên chậc lưỡi: "Tình hình chung vậy, vợ chồng phải đồng lòng giúp bà con chứ...".

Rồi xe điện bị hư hỏng, xã không còn phương tiện, vậy là vợ chồng Út Lan quyết định trưng dụng chiếc xe tải nhỏ ngày thường vẫn chở thuê làm xe chuyển bệnh. Không chỉ phục vụ trạm y tế, các đơn vị khác trên đảo cần ông đều sẵn lòng hỗ trợ.

Bác sĩ Trường kiến nghị bổ sung ông vào nhân sự bảo vệ của trạm để có "đồng ra đồng vào", Út Lan liền gạt ngang: "Tiền bạc ai cũng cần cả, cứ để tui giúp bà con thì tốt hơn".

Còn sức còn giúp bà con

Phía sau câu chuyện nghĩa hiệp, cuộc sống gia đình của Út Lan có nhiều nỗi niềm riêng. Ông vốn quê gốc ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu), cách đây 13 năm khi đang lái xe cẩu ở Cần Giờ, ông được bạn bè mai mối gặp và nên duyên với bà Hồ Thị Kim Lan lớn hơn ông 5 tuổi. Tên Út Lan xuất phát từ đó.

Cuộc sống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào công việc chạy xe ôm.

Vợ chồng ông không có con cái, chưa kể vợ còn bị dị tật chân từ nhỏ, việc đi lại bất tiện nên gần như chỉ quanh quẩn ở nhà lo cơm nước, nhưng họ thủ thỉ sớm hôm bên nhau hạnh phúc. "Chuyện con cái là của trời cho, có rất tốt, không có thì vợ chồng vẫn vui vẻ, yêu thương nhau là tốt rồi" - bà Lan nhìn chồng âu yếm nói.

Điện thoại của Út Lan lúc nào cũng đầy pin, nhạc chuông lúc nào cũng để chế độ thật lớn vì "sợ có việc gấp bác sĩ Trường gọi không biết".

Mỗi khi có việc rời đảo, ông đều tranh thủ về sớm và báo cho bác sĩ Trường để chủ động sắp xếp. Còn với bác sĩ Trường, "có Út Lan thì mới yên tâm vì không ai qua được về sự chuyên nghiệp cũng như sốt sắng như ông ấy".

Được chủ tịch TP.HCM tặng bằng khen

Út Lan được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.

Cũng trong đợt dịch COVID-19 năm 2021, ông được chủ tịch UBND xã Thạnh An biểu dương vì đã tình nguyện lái xe tham gia phòng chống dịch.

Trước đó vào năm 2020, ông được tặng giấy khen gương "người tốt, việc tốt" trên xã đảo.

Bà con giúp thai phụ "vượt cạn" bên đườngBà con giúp thai phụ 'vượt cạn' bên đường

Một thai phụ ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An bị vỡ ối, phải hạ sinh em bé ở bên đường. Nhiều người dân hỗ trợ thai phụ 'vượt cạn' thành công.

Xem thêm: mth.91413806192803202-nal-tu-auc-peih-aihgn-gnol-mat/nv.ertiout

Comments:4 | Tags:No Tag

“Tấm lòng nghĩa hiệp của Út Lan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools