vĐồng tin tức tài chính 365

Gen Z đọc báo: Khi nào sẽ trả phí, thả sao?

2023-09-05 11:12
Từ trái qua: Lê Hoài An, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Quốc Quý, Trần Quỳnh Trang, Ngô Thiên Phát

Từ trái qua: Lê Hoài An, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Quốc Quý, Trần Quỳnh Trang, Ngô Thiên Phát

Gen Z (sinh năm 1997 đến năm 2012) thường được nhận xét là thế hệ giỏi nhiều kỹ năng và cập nhật xu hướng tốt.

Đối với tin tức truyền thông, đây là thế hệ chịu ảnh hưởng rõ của việc tiêu thụ các nội dung ngắn và nhanh trên Internet, đồng thời là thế hệ có tư duy mở, luôn hào hứng tiếp thu cái mới và thích chinh phục, đón nhận những nội dung có tính giá trị.

Khi chúng tôi "lướt" báo điện tử

LÊ HOÀI AN (sinh 1999, chuyên viên truyền thông, Hà Nội):

Tôi có thói quen đọc báo điện tử theo danh mục đã chọn sẵn khoảng 45 phút mỗi ngày sau khi check mail vào mỗi sáng.

Tôi tự đánh giá bản thân mình có vùng quan tâm rộng tới những chủ đề chính thống, chứ không chỉ giải trí đơn thuần. Mảng tin tức thị trường - doanh nghiệp - thời sự: doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, báo cáo tài chính, phỏng vấn các lãnh đạo, tin xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, những câu chuyện bên lề… để nắm kiến thức, tình hình phát triển ở góc độ vĩ mô, cũng như diễn biến thị trường thế giới.

Hai là những tin đời sống - giải trí - du lịch: những câu chuyện nhân văn, chân dung nghị lực, sáng tạo cá nhân, nhà cửa, cây cối, du lịch. Đây là những tin tôi đọc vì thích, muốn ngắm hình ảnh đẹp, muốn biết các nghĩa cử đẹp và được truyền cảm hứng.

Bài báo khiến tôi dành nhiều thời gian đọc là khi có nội dung sâu và thuộc chủ đề mình quan tâm, như những bài phỏng vấn hay bình luận, giải mã. Những bài có tít tựa, sa pô, ảnh đẹp chỉ thu hút ban đầu, đọc thì lướt rất nhanh.

NGUYỄN THỊ TRANG (21 tuổi, ngành marketing, Trường ĐH Greenwich Việt Nam, Hà Nội):

Mỗi ngày tôi dành khoảng 7 - 15 phút để đọc báo điện tử. Tôi thường quan tâm đến thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh hoặc phát ngôn của chủ doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mới của doanh nghiệp… Mục du lịch giúp cập nhật những thông tin về cảnh quan nước nhà, thế giới. Mục giải trí giúp biết tin tức về người nổi tiếng, các cuộc thi hay bộ phim có độ ảnh hưởng cao. Pháp luật là chủ đề thực sự rất cần thiết cho đời sống.

Với tôi, đọc những thông tin xác thực trên báo chính thống giúp cập nhật kiến thức mới, hỗ trợ hiệu quả quá trình học tập và cũng là cách tôi học bảo vệ bản thân và gia đình mình.

NGUYỄN QUỐC QUÝ (19 tuổi, SV ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP.HCM):

Tôi là fan của Tuổi Trẻ Cười, vì ở đó những vấn đề thời sự nóng, nổi cộm trong xã hội được gói gọn vào bức biếm họa hài hước kèm vài dòng ngắn thể hiện nội dung châm biếm sâu cay. Nhìn vào biếm họa cảm giác như đang xem truyện tranh, rất gần gũi.

Cùng một câu chuyện, vấn đề, khi tôi nhìn vào tranh của Tuổi Trẻ Cười là có thể hiểu ngay so với khi đọc các bài phân tích bởi tuổi của tôi còn ít tiếp cận với những nội dung, sự việc, câu từ chuyên sâu.

Ngoài ra, tôi thường đọc những bài báo liên quan xã hội để có lượng thông tin chuẩn xác áp dụng vào bài học của mình. Ở Tuổi Trẻ và báo khác, tôi thường đọc về showbiz, xã hội, sống đẹp, du lịch, ăn uống, thời tiết, chuyện bí ẩn, góc khuất, bài phỏng vấn đối thoại với nhân vật mà tôi quan tâm… Tôi đang sống ở TP.HCM nhưng ngoài thông tin về thành phố thì vẫn tìm đọc những bài liên quan đến quê mình nữa.

TRẦN QUỲNH TRANG (20 tuổi, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP.HCM):

Là sinh viên ngành quan hệ quốc tế, tôi thường đọc kỹ các chuyên mục như chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, đời sống, sức khỏe, còn giải trí thì chỉ lướt. Các vấn đề trong nước mà tôi rất quan tâm là bầu cử, thời tiết, giá điện nước, xăng dầu, thực phẩm lên xuống thế nào và nguyên nhân vì sao. Tôi cũng hứng thú với những bài điều tra mang tính dân sinh như thực phẩm bẩn, biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ chui, taxi "chặt chém" khách…

Về tin thế giới, tôi đang theo dõi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, hợp tác thương mại, ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, an ninh lương thực toàn cầu, vấn đề an ninh môi trường của sông Mekong… Ngoài ra, những vấn đề đời sống, giới trẻ, lời khuyên hoặc bài truyền cảm hứng, động lực để thấy cuộc sống tươi đẹp hơn cũng là điều tôi thích xem.

NGÔ THIÊN PHÁT (sinh năm 2000, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM):

Tôi thích đọc báo điện tử hơn báo in, hiện tôi đã tải hai ứng dụng là Tuổi Trẻ Online (TTO) và một báo khác, kèm cài đặt nhận thông báo khi có tin mới.

Với TTO, tôi thường đọc Du lịch và Giáo dục. Tôi thấy giáo dục là mảng được TTO khai thác mạnh như tư vấn tuyển sinh, các tuyến bài liên quan đến cuộc thi được cập nhật nhanh và dễ hiểu. Bên cạnh đó, TTO có những tuyến bài longform được đầu tư về nội dung và thiết kế rất đẹp mắt.

Tôi cũng muốn đọc tin về giao thông, đô thị trên TTO nhiều hơn, nhưng bên cạnh một số bài rất thú vị như tuyến bài hiến kế cho quy hoạch sông Sài Gòn, các bài báo đang dùng ít hình quá, chưa đơn giản số liệu bằng đồ họa để bài được trực quan, sinh động hơn.

Từ trái sang: Lâm Thị Cẩm Tiên, Lý Trọng Nhân, Nguyễn Đào Sỹ Anh, Trần Phạm Bảo Trâm, Ngô Minh Đức

Từ trái sang: Lâm Thị Cẩm Tiên, Lý Trọng Nhân, Nguyễn Đào Sỹ Anh, Trần Phạm Bảo Trâm, Ngô Minh Đức

LÂM THỊ CẨM TIÊN (sinh năm 1997):

Tôi dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đọc một số tờ báo, tiếp cận thông tin, kiến thức, cập nhật xu thế xã hội, giống như việc ăn uống hằng ngày. Nếu không đọc báo sẽ cảm thấy như "bị đói kiến thức".

LÝ TRỌNG NHÂN (sinh năm 2002, SV Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM):

Tôi thích đọc báo điện tử vì nhanh chóng, hình ảnh bắt mắt, thuận tiện. Mặc dù các trang mạng xã hội đang phát triển, tin tức cập nhật rất nhanh nhưng thường là thông tin chưa kiểm chứng, không sâu. Vì vậy khi muốn cập nhật thông tin, tôi vẫn tìm đến các trang báo uy tín.

NGUYỄN ĐÀO SỸ ANH (17 tuổi, lớp 12 Trường THPT Cái Bè, Tiền Giang):

Tôi đọc báo điện tử vì dễ dàng truy cập và gần gũi, có nhiều câu chuyện và xu hướng của giới trẻ. Ngoài ra, do năm học tiếp theo là năm cuối cấp nên hiện tôi ưu tiên đọc những vấn đề điểm chuẩn, phương thức tuyển sinh của các trường đại học.

Hiện các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… cập nhật tin tức cũng khá nhiều và nhanh, một vấn đề được quan tâm có thể lan truyền rất nhanh chóng, dù tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, đó chỉ là các thông tin tham khảo, chưa đủ căn cứ, uy tín để tin cậy.

TRẦN PHẠM BẢO TRÂM (21 tuổi, SV Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM):

Tôi thích đọc báo điện tử vì nó cập nhật nhanh thông tin và có thể đọc mọi lúc mọi nơi, rất tiện lợi. Khi xem báo, tôi quan tâm đến văn hóa, xã hội để biết thêm về các loại hình nghệ thuật, lối sống văn hóa, và cập nhật những biến động đang xảy ra hằng ngày. Ngoài đọc bài viết, tôi còn xem video, nghe podcast.

NGÔ MINH ĐỨC (22 tuổi, SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội):

Tôi ưu tiên đọc báo điện tử hơn báo in, chỉ chọn đọc báo in khi muốn tìm hiểu về nội dung chuyên sâu hoặc bài phân tích dưới góc nhìn mới của các chuyên gia. Còn trên báo điện tử, tôi thường quan tâm về xã hội, showbiz, tin thế giới.

"Gu" của Gen Z

- LÊ HOÀI AN: Gen Z là một thế hệ chịu ảnh hưởng rõ của việc tiêu thụ các nội dung ngắn và nhanh trên Internet, sản sinh cảm xúc tức thời, thường chú ý tới title hay, ảnh đẹp, thuộc các chủ đề quan tâm. Nhưng đồng thời, Gen Z cũng là một thế hệ có tư duy mở, luôn hào hứng tiếp thu cái mới và thích chinh phục, thích đón nhận những nội dung có tính giá trị và xu hướng. Do đó, nếu báo chí điện tử đáp ứng được yêu cầu "giá trị và xu hướng" thì vẫn sẽ luôn có Gen Z đón đọc.

- NGUYỄN THỊ TRANG: Theo tôi, "gu" đọc báo của Gen Z có sự khác biệt so với các thế hệ trước. Gen Z hạn chế hoặc không muốn đọc bài báo quá dài. Bài viết thường yêu cầu

hình ảnh hoặc video kèm theo. Gen Z thích đọc báo mang tính gây cười, giải trí là chủ yếu. Thế hệ Gen Z ưu tiên sự thuận tiện, nhanh chóng. Cuối cùng, Gen Z thường coi việc đọc báo như một lựa chọn, chỉ đọc khi coi là cần thiết và đọc báo là một trong nhiều hình thức giải trí khác.

- NGUYỄN QUỐC QUÝ: Theo tôi, một bài báo thu hút người trẻ Gen Z không phải là bài có title giật gân mà là title hấp dẫn, thú vị như một số title "làm thơ theo vần" mà TTO đã từng làm. Ngoài ra, hình ảnh cần đẹp, liên quan tới chủ đề bài viết hoặc mang tính biếm họa thú vị như Tuổi Trẻ Cười. Nội dung bên trong cần gói gọn, dễ hiểu, không mất quá nhiều thời gian để đọc.

- LÝ TRỌNG NHÂN: Nhịp sống bận rộn, để cập nhật tin tức thì chúng tôi chủ yếu lướt qua tiêu đề, chapeau. Tôi nghĩ nếu báo chí có thể cập nhật tin tức bằng cách đăng tải thẳng thông tin trên mạng xã hội mà không cần đính kèm link thì có lẽ mọi người sẽ dễ tiếp thu tin tức hơn.

- TRẦN PHẠM BẢO TRÂM: Với Tuổi Trẻ Online, tôi mong muốn tin bài sẽ sâu sắc nhưng gói gọn chứ không dài dòng. Hiện nay một số bài báo thường gắn hình ảnh của thế hệ Gen Z với các định kiến và chỉ đưa ra tính vấn đề mà chưa gắn nhiều với giải pháp, hướng cho người trẻ hoàn thiện bản thân. Do vậy, tôi hy vọng có thêm nhiều chuyên mục định hướng, gỡ vướng cho người trẻ như làm thế nào để vượt qua khủng hoảng, áp lực…

- NGÔ MINH ĐỨC: Hiện nay, trên báo điện tử có nhiều chủ đề nhưng đặc biệt là có rất nhiều bài viết về Gen Z. Tôi cũng thuộc thế hệ này và thường không quan tâm quá nhiều các vấn đề chính trị, nội chính mà dành nhiều thời gian cho các thông tin về người trẻ, tâm lý, gương bạn trẻ giỏi, năng động, các câu chuyện khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp tương lai.

Chúng tôi sẽ trả phí, thả sao, nếu…

- LÊ HOÀI AN: Tôi sẵn sàng trả phí để đọc những bài báo online thuộc chủ đề mình thích, nên là những bài nội dung có tính độc bản cao như phỏng vấn độc quyền nhân vật, phỏng vấn chuyên gia về vấn đề đang được dư luận quan tâm, bình luận - quan điểm sâu của tác giả, phóng sự có đầu tư. Về hình thức tất nhiên nên là bài có ảnh đẹp, thiết kế đẹp, chẳng hạn dạng longform.

- NGUYỄN THỊ TRANG: Nếu phải trả phí để đọc những bài báo online, tôi sẽ trả phí cho báo điện tử ở thể loại video clip và podcast với những chuyên mục, chủ đề mình quan tâm. Hai thể loại báo này có điểm chung là có sự cải tiến, thuận tiện hơn và cho mình cảm giác hấp dẫn hơn khi tiếp nhận thông tin. Video clip thì xem khi không bận làm việc gì, còn podcast có thể nghe khi làm việc nhà, lúc ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ…

- TRẦN QUỲNH TRANG: Người trẻ hiện nay khá bận rộn công việc, đọc báo hằng ngày là ngồi đâu đó cầm smartphone hay laptop. Bản thân tôi thấy nếu đóng khoản phí trên dưới 200.000 đồng, chỉ bằng 5-6 ly trà sữa để phục vụ việc đọc báo điện tử trong suốt 6 tháng là chấp nhận được. Tiền để mua kiến thức giá trị cho bản thân như vậy là quá lợi rồi.

- NGUYỄN QUỐC QUÝ: Tôi sẽ trả tiền để đọc các báo có thông tin chính thống hỗ trợ cho việc học, những vấn đề dân sinh, nội dung phù hợp với những điều tôi thích, quan tâm. Tôi cũng sẽ đồng ý trả tiền cho báo nói, các podcast của báo điện tử vì vừa có thể đeo phone nghe tin tức vừa làm việc khác như lướt mạng, nhắn tin với bạn bè, dọn dẹp nhà… Nhưng podcast để người ta nghe đến cùng thì phải thu hút ngay từ tiêu đề và vài câu đầu tiên.

- LÂM THỊ CẨM TIÊN: Tôi đồng ý trả phí cho các bài báo online, video và podcast với nội dung hay, hoặc có tính học thuật sâu, cấp thiết như nghiên cứu về thị trường chứng khoán có thuật toán có tỉ lệ chính xác cao, các bài giảng dạy hay… Tuy nhiên, khi trả phí, chúng tôi đòi hỏi chất lượng bài phải sâu sắc, hình ảnh sinh động, tạo cảm giác dễ chịu. Bên cạnh đó, cách truyền đạt thông tin phải thú vị, vui nhộn, bắt nhịp đời sống hoặc xu hướng hiện tại, tương lai…

- NGÔ THIÊN PHÁT: Với việc trả tiền đọc báo điện tử, ở thời điểm này, tôi sẽ cân nhắc nếu mức phí phù hợp, tin bài chất lượng vì có lẽ hàng rào phí sẽ giúp tờ báo có nhiều thông tin độc quyền hơn.

- LÝ TRỌNG NHÂN: Bản thân tôi sẵn lòng trả phí nếu tờ báo có tin độc quyền, mới lạ và những vấn đề quan tâm như lối sống, áp lực của thế hệ trẻ, người truyền cảm hứng… Hiện nay tôi thấy có nhiều người nói nhiều ngành học ra trường sẽ không có việc làm, do đó tôi muốn có các bài viết định hướng nghề nghiệp theo xu hướng hiện nay. Qua đó, các bạn trẻ có thể tự do theo đuổi ngành mình thích, hoặc tìm được cho mình định hướng phù hợp.

- NGUYỄN ĐÀO SỸ ANH: Tôi mong các tờ báo sẽ cập nhật xu hướng mới, kết hợp thêm các yếu tố như đồ họa, video chất lượng để thu hút sự chú ý của mọi người. Công chúng sẽ sẵn sàng trả phí để được đọc những bài viết như vậy.

- TRẦN PHẠM BẢO TRÂM: Đối với tôi, việc trả phí báo điện tử có hai khía cạnh: người làm báo phải lao động để làm ra tin bài nên việc thu phí cũng như ngày trước phải bỏ tiền ra mua báo in vậy, tuy nhiên nếu yêu cầu mọi người đều phải trả phí để đọc báo thì tôi nghĩ sẽ khó. Muốn làm được điều đó phải cân nhắc giá cả hợp lý và đầu tư vào hình ảnh, nội dung bài viết chất lượng. Ngoài ra, nếu các trang báo đều đồng loạt triển khai thu phí thì tôi nghĩ sẽ dễ dàng hơn.

- NGÔ MINH ĐỨC: Do có thói quen và sở thích cập nhật thông tin nên tôi sẵn sàng trả phí để học báo điện tử. Tuy nhiên, đó phải là các tin bài chất lượng, cập nhật nhanh và phân tích sâu.

Tới thời Gen Z làm sếp?Tới thời Gen Z làm sếp?

Dù không có thâm niên vài chục năm, nhiều lao động trẻ (Gen Z) ngày nay đã chiếm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.

Xem thêm: mth.56302430103803202-oas-aht-ihp-art-es-oan-ihk-oab-cod-z-neg/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gen Z đọc báo: Khi nào sẽ trả phí, thả sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools