vĐồng tin tức tài chính 365

Đổi mới giáo dục: Hãy để giáo viên được 'sáng tạo' đúng nghĩa

2023-09-06 09:58
Niềm vui của học sinh lớp 1, Trường tiểu học Minh Đạo, quận 5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Niềm vui của học sinh lớp 1, Trường tiểu học Minh Đạo, quận 5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thông điệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kêu gọi giáo viên "chủ động", "sáng tạo" để đổi mới giáo dục (Tuổi Trẻ ngày 5-9) thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là giáo giới. Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Thị Thu Huyền, một người nghiên cứu và hoạt động giáo dục tại TP.HCM, cùng ý kiến của các nhà giáo.

Bắt buộc, không thể trì hoãn

Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ tư mà ngành giáo dục Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được kỳ vọng là tạo nên bước phát triển đột phá, thay đổi căn bản giáo dục phổ thông Việt Nam từ giáo dục dựa trên nội dung (content-based education) sang giáo dục dựa trên năng lực (competency-based education).

Mục tiêu này đòi hỏi chương trình được thiết kế khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nhưng quan trọng hơn là nguồn lực giáo viên phải đủ cả về lượng lẫn chất để triển khai được chương trình.

Chương trình phổ thông 2000 đã được thực hiện gần 20 năm trước khi có chương trình 2018. Thế giới trong 20 năm qua đã có những bước chuyển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật, văn hóa lẫn xã hội.

Ở các quốc gia như Anh, Phần Lan, Úc..., chương trình phổ thông quốc gia được thay đổi ở chu kỳ ngắn hơn rất nhiều, có thể chỉ trong 5 năm.

Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, các quốc gia lần lượt chuyển đổi chương trình giáo dục quốc gia sang định hướng giáo dục theo năng lực, ví dụ: bang Alberta (Canada) từ những năm 1980, Phần Lan từ năm 2004, New Zealand từ năm 2007, Singapore từ đầu những năm 2000.

Sự chuyển đổi của chương trình phổ thông Việt Nam thực chất đang trễ hơn nhiều các quốc gia, do đó quá trình này là bắt buộc, không thể trì hoãn hơn.

Linh hoạt, trao quyền cho giáo viên, nhà trường

Từ định hướng giáo dục dựa trên năng lực, khung năng lực, phẩm chất, các mục tiêu giáo dục của từng cấp học, các yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục, các hướng dẫn dạy và học, kiểm tra, đánh giá đều được điều chỉnh. Vì vậy, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường đứng trước rất nhiều thách thức về việc đổi mới toàn diện thực tiễn giáo dục của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng dự báo trước những thách thức đó và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Trong 3 - 4 năm qua, cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường học đã bền bỉ tham gia các khóa bồi dưỡng triển khai chương trình 2018 và các sách giáo khoa mới từ trực tuyến (điểm mới trong hoạt động bồi dưỡng) đến trực tiếp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng với số lượng rất lớn giáo viên phổ thông của toàn hệ thống (tính đến hết năm học 2022 - 2023, cả nước có khoảng trên 862.000 giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông) thì sự chuyển đổi chương trình giáo dục chắc chắn khó đồng bộ về thực hành lẫn kết quả.

Yếu tố cơ sở vật chất nhà trường, trình độ của học sinh, mức độ tham gia và hỗ trợ của phụ huynh... ở mỗi nơi cũng khác biệt, đòi hỏi các nhà quản lý trường học, giáo viên phải linh hoạt tìm các giải pháp riêng để triển khai chương trình hiệu quả.

Nói chung, dù đã dự đoán trước và có những phương án tháo gỡ nhưng các thách thức để triển khai chương trình giáo dục mới vẫn đang khiến nhiều giáo viên, cán bộ quản lý các trường "đau đầu". Vậy, chúng ta nên đối diện với các thách thức này như thế nào?

Trước hết, như phân tích ở trên, tất cả chúng ta đều cần chấp nhận và đón nhận các thách thức đó như một điều tất yếu của tất cả các hành trình chuyển đổi. Đứng trước sự thay đổi, các ý kiến nghi ngờ, sự lo âu, bất an của con người là phản ứng thông thường, phổ biến, và các nhà giáo dục sẽ là những người vượt qua trạng thái này trước hết để dẫn dắt sự chuyển đổi.

Các thực hành thử nghiệm ban đầu có khi chưa thành công, phải điều chỉnh cũng không phải là điều lạ, nhưng chúng ta phải thấu hiểu các mục tiêu cốt lõi của sự chuyển đổi giáo dục là không thay đổi.

Chẳng hạn, ban đầu cho các trường tự do lựa chọn sách giáo khoa trong các bộ sách thì cơ quan quản lý nhận thấy nhiều bất cập. Từ đó, cơ quan quản lý chuyển sang thu thập ý kiến của các giáo viên, cán bộ quản lý của địa phương rồi chủ tịch UBND tỉnh/thành sẽ đưa ra quyết định về sách giáo khoa được sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính trong các trường.

Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, dù phê duyệt một số sách giáo khoa cho địa phương làm tài liệu dạy và học chính thì các bộ sách giáo khoa khác hoặc các tài liệu có tính khoa học vẫn được khuyến khích dùng như tài liệu tham khảo cho giáo viên khi thiết kế hoạt động giảng dạy. Như vậy, mục tiêu đa dạng hóa tài nguyên dạy và học, không xem sách giáo khoa là tài liệu duy nhất vẫn đang được thực thi đúng hướng.

Ví dụ trên đây chỉ là một minh chứng cho thấy dù rất nhiều yêu cầu đổi mới trong giáo dục đang được triển khai nhưng ở góc độ quản lý nhà nước, bộ, các sở và phòng giáo dục và đào tạo đều đang trên tinh thần linh hoạt, trao quyền cho ban giám hiệu, giáo viên các trường, các hướng dẫn đều cởi mở với nhiều lựa chọn khác nhau, cho các trường và giáo viên một khoảng thời gian đủ dài để thực thi các chuyển đổi.

Giáo viên là thành phần chính có thể hiện thực hóa các quan điểm đổi mới giáo dục của các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý nhà nước. Hành trình chuyển đổi giáo dục của bất cứ quốc gia nào cũng phải diễn ra liên tục vì thế giới và thế hệ trẻ không ngừng thay đổi. Tại mỗi thời điểm, không nhất thiết các chuyển đổi phải diễn ra toàn diện, triệt để ngay mà đều có thể bắt đầu bằng những bước đi nhỏ.

Cô trò Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM) trong lễ khai giảng sáng 5-9 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cô trò Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM) trong lễ khai giảng sáng 5-9 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đề cao năng lực tổ chức dạy học của giáo viên

Giáo dục theo định hướng năng lực chú trọng vào các năng lực cốt lõi bao gồm cả kiến thức lẫn kỹ năng vận dụng linh hoạt kiến thức đó trong nhiều bối cảnh cuộc sống thì sách giáo khoa chỉ đóng vai trò như tài liệu định hướng, còn các hoạt động rèn kỹ năng đa dạng cho học sinh là phụ thuộc vào năng lực tổ chức dạy học của giáo viên.

Trong thế giới mà nguồn thông tin cập nhật từng giờ như hiện tại, nguồn tài nguyên học tập cho học sinh bằng nhiều ngôn ngữ đều rất đồ sộ, thì việc hướng dẫn cho học sinh cách lựa chọn tài nguyên và cách tự học quan trọng hơn. Những điều cần làm này nằm trong quyền lẫn khả năng có thể thực thi của giáo viên.

Bình tĩnh, triển khai từng bước

Một tinh thần rất rõ của lần đổi mới giáo dục này là không thực thi "Một thực hành phù hợp cho tất cả" ("One size fits all"). Vì vậy, các giáo viên có thể bình tĩnh nghiên cứu thật kỹ các quan điểm đổi mới cốt lõi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và từng bước triển khai chúng trong thực tiễn giáo dục của mình.

* Cô Đinh Thị Luyến (giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM):

Tâm huyết, yêu nghề

Muốn chủ động, sáng tạo trong dạy học, giáo viên trước hết phải là những người tâm huyết, yêu nghề. Từ tấm lòng với nghề thì họ mới muốn cống hiến và làm việc. Nếu không yêu nghề, họ sẽ ít có sự chủ động, sáng tạo mà chủ yếu làm việc vì nghĩa vụ.

Thời đại nào cũng vậy, muốn chủ động, sáng tạo trong dạy học, giáo viên phải có đủ năng lực chuyên môn và các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm này phải thông qua những trải nghiệm sáng tạo của chính họ và qua tinh thần tự bồi dưỡng, tự nâng cấp của mỗi giáo viên.

Song song với đó, giáo viên phải được nhà trường tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo. Đó là, nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học, hoạt động trong và ngoài nhà trường. Mặt khác, nhà trường cũng cần có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ.

Một vấn đề thiết yếu khác đó là đời sống giáo viên cần được quan tâm và hỗ trợ. Lương của giáo viên cần phải đủ sống, nhất là đối với những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Khi đời sống vật chất đầy đủ, tinh thần làm việc của giáo viên được nâng cao. Đây là tiền đề cho sự chủ động, sáng tạo của giáo viên.

* Thầy Phan Bảo Anh (tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM):

Trao quyền cho giáo viên

Với vai trò là một giáo viên, tôi cho rằng để giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học, họ phải là người được quyền quyết định lựa chọn phương pháp giảng dạy của mình.

Ví dụ, trong việc lựa chọn sách giáo khoa, giáo viên được góp ý, được bàn bạc, được trực tiếp đóng góp vào việc lựa chọn sách giáo khoa.

Nhưng khi chốt lại bộ sách giáo khoa theo số đông, thầy cô giáo vẫn không bị gò bó theo một bộ sách mà tổ chuyên môn chọn. Giáo viên có quyền chọn bất cứ bộ sách nào mà họ muốn để phục vụ chủ đề bài học.

Khi giáo viên được chủ động lựa chọn phương pháp giảng dạy của mình, họ sẽ có những tiền đề để dẫn đến sự sáng tạo trong dạy học.

Để giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học, những giờ dạy trên lớp không nên quá gò bó về mặt thời gian. Điều này cần đến một ban giám hiệu phải có tính chủ động, sáng tạo.

Ban giám hiệu cần khuyến khích giáo viên hình thành hoạt động dẫn dắt học sinh và chỉ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, còn tổ chức hoạt động phải để giáo viên có sự chủ động, sáng tạo.

Ban giám hiệu cũng phải đồng hành với giáo viên. Ví dụ, với các giáo viên lớn tuổi, sự thay đổi cũng khó hơn. Vì thế, ban giám hiệu cần tổ chức các hoạt động để nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo của người giáo viên.

Ban giám hiệu cũng là người dẫn dắt sự đổi mới sáng tạo trong nhà trường bao gồm cả việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi giáo viên trong quá trình đó cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, gỡ rối. Tôi cho rằng ban giám hiệu cũng phải chủ động, sáng tạo trong cách điều hành, quản lý.

Các ý kiến, phản hồi về chủ đề "chủ động, sáng tạo để đổi mới giáo dục", bạn đọc vui lòng email về giaoduc@tuoitre.com.vn.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cô giáo không tay Lê Thị ThắmPhó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cô giáo không tay Lê Thị Thắm

Trong chuyến công tác tại tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và động viên cô giáo không tay Lê Thị Thắm, 25 tuổi, tại nhà riêng ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Xem thêm: mth.30971428060903202-aihgn-gnud-oat-gnas-coud-neiv-oaig-ed-yah-cud-oaig-iom-iod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đổi mới giáo dục: Hãy để giáo viên được 'sáng tạo' đúng nghĩa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools