PHP là gì? PHP Developer là ai?
PHP là cụm từ viết tắt của "Hypertext Preprocessor" – một loại ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để viết ở máy chủ (dạng lập trình web). Cụ thể, PHP được thể hiện dưới dạng một đoạn mã lệnh hay ngôn ngữ về trình kịch bản dùng để phát triển ứng dụng. Ngôn ngữ này chạy ở dạng server, sinh ra bộ mã "html" trên client. Nhờ đó, PHP có thể tạo ra được các ứng dụng website và website có thể chạy tương thích trên máy chủ.
PHP Developer là gì? - Ảnh: Internet.
Developer chính là một lập trình viên hay còn gọi là kỹ sư phần mềm. Họ thường sử dụng ngôn ngữ lập trình (PHP) để xây dựng và bảo trì các chương trình trên máy tính. Như vậy, PHP Developer là lập trình viên sử dụng ngôn ngữ PHP để làm việc. Họ có nhiệm vụ phát triển và mã hóa các thành phần phụ trợ, kết nối các ứng dụng với dịch vụ web khác. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ các công việc Front-End hay kỹ sư lập trình Back-End để tích hợp vào ứng dụng.
Mô tả công việc của PHP Developer
Về cơ bản, công việc của một PHP Developer bao gồm:
● Tiến hành phân tích website và những yêu cầu của ứng dụng website.
● Viết mã Back-End và tiến hành xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả.
● Phát triển cổng Back-End với cơ sở dữ liệu đã được tối ưu hóa.
● Xử lý sự cố ứng dụng và các vấn đề liên quan đến mã dữ liệu.
● Tích hợp đa dạng các giải pháp lưu trữ dữ liệu.
● Đáp ứng những yêu cầu tính năng của Back-End và thử nghiệm ứng dụng website.
● Đáp ứng những yêu cầu tích hợp từ nhà phát triển Front-End.
● Cập nhật, thay đổi, nâng cấp và tạo mới các tính năng cho ứng dụng web nhằm cải thiện, nâng cao hiệu suất.
Công việc của nhân viên lập trình PHP - Ảnh: Internet.
Những kỹ năng cần thiết đối với PHP Developer
Để đạt được mức lương tốt ở vị trí PHP Developer, bạn cần trang bị một số kỹ năng cơ bản sau đây:
Nắm chắc những kiến thức cơ bản liên quan đến lập trình
Một PHP Developer không chỉ nắm chắc những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình PHP, phần mềm lập trình PHP mà còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, html, CSS, Front-End,… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người khắc phục những sai sót ấy.
PHP Developer chắc chắn phải nắm chắc những kiến thức liên quan đến lập trình - Ảnh: Internet.
Kỹ năng quản lý dự án
Là một PHP Developer chuyên nghiệp thì chắc chắn kỹ năng quản lý dự án là điều vô cùng cần thiết mà bạn cần trang bị. Rất nhiều dự án lớn, nhỏ sẽ trở thành thử thách để bạn nâng cao khả năng của bản thân trong việc quản lý và chịu trách nhiệm với chúng. Hơn nữa, khi xử lý nhiều dự án cùng lúc, bạn sẽ học hỏi thêm được kỹ năng quản lý thời gian để biết nên ưu tiên xử lý dự án nào trước và dự án nào sau.
Nhân viên lập trình PHP cần có kỹ năng quản lý dự án tốt - Ảnh: Internet.
Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề
Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn có thể nhận ra được vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn đang mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình như vị trí Leader hay Manager.
Tính cẩn trọng, tỉ mỉ
Công việc của PHP Developer chủ yếu xoay quanh việc sử dụng các đoạn mã lệnh. Chính vì vậy, tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong quá trình làm việc là điều vô cùng cần thiết. Bởi, chỉ cần một sai sót ở dấu câu nhỏ cũng sẽ khiến cho ứng dụng web không thể hoạt động và bạn phải tốn thời gian tìm kiếm lỗi sai, chỉnh sửa lại từ đầu.
Cẩn trọng, tỉ mỉ là yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên lập trình PHP - Ảnh: Internet.
Lộ trình phát triển của Developer
Vị trí Developer sẽ có lộ trình phát triển cơ bản như sau:
Junior Developer
Đây là vị trí khởi đầu khi bạn lựa chọn theo đuổi ngành nghề, lĩnh vực này. Hầu hết, các ứng viên có thể đặt nền móng trở thành Junior Developer ngay từ khi còn là sinh viên. Tùy vào kinh nghiệm cũng như khả năng phát triển của bản thân mà bạn sẽ ở vị trí này trong khoảng từ 1 – 3 năm đầu tiên theo nghề.
Senior Developer
Khi đã có được từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Senior. Đây là vị trí dành cho những ai đã nắm chắc kiến thức chuyên môn và có thể lập trình được một số ứng dụng phức tạp. Ngoài ra, ở vị trí này, bạn cũng đã có thể bắt đầu đảm nhận vai trò điều hành, dẫn dắt và quản lý một team nhỏ.
Các cấp bậc phát triển của Developer - Ảnh: Internet.
Leader Developer
Vị trí Leader Developer thường yêu cầu ứng viên có từ 5 – 7 năm kinh nghiệm trong nghề. Họ cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và có thể kết hợp làm việc tốt theo nhóm hoặc độc lập. Cụ thể, họ là những lập trình viên chuyên nghiệp, hiểu rõ ngọn ngành của công việc lập trình web và có thể nắm được công việc của từng thành viên trong đội nhóm. Lúc này, Leader Developer sẽ được phân công đảm nhận nhiều dự án và quản lý một nhóm lớn, phức tạp hơn. Do đó, ngoài kiến thức về chuyên môn thì bạn cần có kỹ năng quản lý chuyên nghiệp.
Mid-level Manager
Vị trí này thường mang trọng trách chỉ đạo và quản lý nhiều nhóm nhỏ. Họ sẽ làm việc dưới quyền hạn của Senior Manager. Một số tên gọi khác cho vị trí này còn được biết đến như: Technical Product Manager, Product Owner.
Senior Manager
Có thể nói, Senior Manager là vị trí lãnh đạo cấp cao mà mọi lập trình viên đều mơ ước đạt được. Ở vị trí này, bạn sẽ điều phối tất cả mọi hoạt động lập trình sản phẩm, chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất và kiểm soát những thứ liên quan đến ngân sách. Ngoài ra, việc thiết lập các hướng dẫn, mục tiêu và đảm bảo mọi việc trong đội nhóm được thực hiện một cách hiệu quả cũng là công việc quan trọng mà một Senior Manager phải đảm nhiệm.
Yêu cầu tuyển dụng PHP Developer
Những yêu cầu mà các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ở nhân viên lập trình đó là:
● Có kiến thức liên quan đến khung web PHP như Yii, Laravel và CodeIgniter.
● Hiểu biết những kiến thức cơ bản liên quan đến ngôn ngữ lập trình PHP.
● Thành thạo những công cụ phiên bản mã như Git, Mercurial, CVS và SVN.
● Thành thạo một số tool phục vụ cho công việc như: Sublime Text, Intellij IDEA, Notepad ++,...
● Nắm được những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, tư duy logic,...
Các tiêu chí tuyển dụng nhân viên lập trình web - Ảnh: Internet.
Thu nhập của PHP Developer
Mức lương PHP Developer hiện nay được chia theo nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như các kỹ năng riêng của lập trình viên. Theo khảo sát từ trang thông tin tuyển dụng CareerBuilder, lương của PHP Developer dao động như sau:
● Với những công ty/doanh nghiệp nhỏ, lương PHP Developer chưa có nhiều kinh nghiệm thường ở mức từ 4 – 9 triệu đồng/tháng.
● Với những PHP Developer có nhiều năm kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, để tìm việc làm PHP Developer phù hợp với năng lực cũng như nguyện vọng của bản thân, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng tại Careerbuilder.vn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về công việc của PHP Developer. Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc, bạn cũng cần "thiết kế" cho mình 1 bản CV lập trình viên PHP thật "xịn sò" để có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy truy cập ngay Careerbuilder.vn để tham khảo đa dạng các mẫu CV độc, lạ và mới nhất nhé!
Khi không phải là người tìm việc duy nhất trong một đám đông ứng tuyển, bất kỳ lợi thế nào giúp bạn trở nên nổi bật cũng có thể mang lại công việc. Mọi chi tiết đều quan trọng, từ thư xin việc cho đến lời cảm ơn sau cuộc phỏng vấn...