vĐồng tin tức tài chính 365

ASEAN trách nhiệm, tự cường vì người dân

2023-09-08 08:45
Khung cảnh tại Hội nghị cấp cao Đông Á - Ảnh: D.GIANG

Khung cảnh tại Hội nghị cấp cao Đông Á - Ảnh: D.GIANG

Đó là những thông điệp chính được đưa ra sau ba ngày làm việc với gần 20 hoạt động của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Indonesia.

Một ASEAN tầm vóc, kết nối

Xuyên suốt kỳ hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các bài phát biểu với nhiều sáng kiến đề xuất. 

Như tại Hội nghị cấp cao Đông Á vào ngày 7-9, Thủ tướng cho rằng cần kiên trì với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, củng cố lòng tin, khẳng định ASEAN sẵn sàng tham vấn, đối thoại và hợp tác bình đẳng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Thủ tướng trông đợi các đối tác ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN bằng cả lời nói và hành động.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho rằng đây là hội nghị "bội thu về kết quả" khi thông qua và ghi nhận tới 90 văn kiện. 

Dấu ấn về tầm vóc của ASEAN được khẳng định rõ nét và xuyên suốt khi có sự hiện diện của gần 20 đối tác.

Ông Việt đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam trong dịp này, nhất là việc Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc ưu tiên tháo gỡ thể chế, đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực là trách nhiệm và nỗ lực tự thân của ASEAN.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay nhiều nội dung được thông qua tại hội nghị mang lại ý nghĩa lớn. Với chủ đề "ASEAN tầm vóc: 

Tâm điểm của tăng trưởng", trụ cột kinh tế trở thành điểm nhấn khi các lãnh đạo ASEAN và các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thông qua tuyên bố về phát triển hệ sinh thái xe điện khu vực để giảm phát thải; Khung kinh tế biển xanh và Tuyên bố cấp cao về xây dựng Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số; Tuyên bố về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Hiện thực hóa các sáng kiến

"Các văn kiện này có ý nghĩa trong quá trình đẩy nhanh việc chuyển đổi và tham gia kinh tế số một cách bao trùm thông qua việc khởi động đàm phán Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số (DEFA), Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững" - ông Diên nói.

Ông cũng cho biết Việt Nam thuộc nhóm các nước được đánh giá là có khả năng tận dụng các lợi thế khi ASEAN thúc đẩy hội nhập kinh tế số, nên sẽ có cơ hội lớn từ các cam kết đã đưa ra. Theo đánh giá, dự kiến việc thực hiện Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số sẽ giúp nền kinh tế số của Việt Nam tăng 6,5 lần vào năm 2030.

Theo dõi diễn biến hội nghị, TS Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia nghiên cứu chính trị - kinh tế Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore), cho rằng việc các lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác nhận diện được những thách thức cần giải quyết và đưa ra chương trình hành động cụ thể, thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, với trọng tâm ưu tiên kinh tế xanh, kinh tế số có ý nghĩa to lớn.

Bởi khi thị trường thế giới nổi lên cuộc cạnh tranh của các siêu cường, nhất là Mỹ và Trung Quốc, ASEAN một mặt phải giữ được sự trung lập trước các sức ép để giữ vai trò trung tâm, nhưng mặt khác cũng phải thúc đẩy hợp tác kinh tế, chuỗi liên kết trong khu vực và quốc tế.

Đặc biệt là sáng kiến nỗ lực tự thân, lấy người dân làm trung tâm, cải cách thể chế mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, ông Giang đánh giá sẽ góp phần giúp ASEAN trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Thực tế ASEAN có nhiều thế mạnh để tận dụng các lợi thế này. Việc duy trì mức tăng trưởng tốt và hợp tác kinh tế đã giúp các nước trong khối tạo ra tiếng nói chung giữa một số bất đồng.

"Để tận dụng được cơ hội này, ASEAN cần xây dựng thể chế kinh tế đủ mạnh, tự cường để hợp tác và đầu tư lẫn nhau, tạo thành chuỗi cung ứng và gắn kết. Nếu có thể chế và cơ chế hợp tác tốt sẽ tạo ra bàn đạp mạnh, tạo thành nền kinh tế đủ lớn để bắt tay với các nước. 

Điều này cũng tạo động lực để Việt Nam cải cách mạnh mẽ thể chế, chính sách, môi trường đầu tư, phát huy lợi thế là điểm đến triển vọng trong chuỗi cung ứng và kết nối hạ tầng" - ông Giang phân tích.

Chuyển giao nhiệm kỳ ASEAN 2024 cho Lào

Chiều 7-9, lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đã tham dự lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan và lễ chuyển giao cương vị chủ tịch ASEAN từ Indonesia sang Lào.

Trong phát biểu đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2024, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chính thức công bố chủ đề của năm ASEAN 2024 là "Thúc đẩy kết nối và tự cường", chia sẻ các trọng tâm, ưu tiên về củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy xây dựng cộng đồng kết nối thông suốt, tự cường, bền vững.

Liên Hiệp Quốc hoan nghênh vai trò cầu nối của ASEANLiên Hiệp Quốc hoan nghênh vai trò cầu nối của ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên Hiệp Quốc lần thứ 13 chia sẻ tầm nhìn và cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật, tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.

Xem thêm: mth.37611957080903202-nad-iougn-iv-gnouc-ut-meihn-hcart-naesa/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“ASEAN trách nhiệm, tự cường vì người dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools