vĐồng tin tức tài chính 365

Bình Thuận đổi đời từ các hồ chứa nước

2023-09-10 06:21
Người dân vùng cao huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mong muốn cảnh này không còn tái diễn khi vào mùa khô hạn - Ảnh: K.HẰNG

Người dân vùng cao huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mong muốn cảnh này không còn tái diễn khi vào mùa khô hạn - Ảnh: K.HẰNG

Tại Bình Thuận chục năm trở lại đây, nhiều nơi từ khô cằn sỏi đá, không có nước sinh hoạt thì nay trở nên tốt tươi, trù phú nhờ hồ thủy lợi, nhờ con kênh phóng xuyên vùng núi đá, tỏa khắp nơi đưa nước đến tận ruộng đồng, vườn cây ăn trái... 

Nhưng vẫn còn đó những vùng đang cháy khát khi mùa nắng hạn kéo dài, nhất là các huyện ở phía nam.

Từ khô cằn sỏi đá đến tươi xanh trù phú

Với trung tâm TP Phan Thiết, ông Nguyễn Hữu Phước - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận - khẳng định sẽ không có nước nếu không làm hồ thủy lợi Sông Quao ở huyện Hàm Thuận Bắc.

Nơi cảm nhận rõ nhất việc thay da đổi thịt ấy là các xã Sông Bình, Phan Sơn, Phan Lâm, Bình An... (huyện Bắc Bình) và Thuận Hòa, Hàm Phú, Hàm Trí, thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc). 

Từ vùng đất hoang hóa, dựa vào nước tự nhiên là chính, tưởng chừng phải bỏ không nay trở nên trù phú bởi ruộng đồng, thanh long, vườn xoài, ổi, dừa đến các trang trại công nghệ cao. 

Những nơi này đang tận hưởng nguồn nước mát từ các hồ Sông Quao, Đại Ninh, Cà Dây, Sông Lũy.

Trở lại các xã vùng cao ấy bây giờ nhộn nhịp xe tải chở nông sản. Tại xã Phan Sơn, anh Nguyễn Duy Phú (37 tuổi) nhớ lại khoảng 15 năm về trước luôn đối mặt với khô hạn, đến nước uống còn thiếu trầm trọng. 

"Khi hệ thống thủy lợi được đầu tư, đồng ruộng đã mọc lên từ vùng đất đá ấy, cảnh chống hạn không còn. Nếu không có hệ thống này, rất khó được như bây giờ", anh Phú chắc nịch nói.

Xuôi theo con kênh Châu Tá - Đại Ninh về xã Thuận Hòa, anh Nguyễn Văn Phùng nhớ khu rẫy của mình trước đây ở xã Thuận Hòa chủ yếu dựa vào nước tự nhiên, chỉ làm được một vụ mè (vừng). Năng suất mè lúc đó khoảng 4-5 tạ/ha, gặp nắng hạn có đợt mất trắng. Còn bây giờ cây mè đã lên 6 tạ/ha, nhiều vườn cây năng suất cao hơn đã được phủ xanh.

"Không chỉ người dân địa phương, người nơi khác cũng đã đến săn lùng mua đất để làm nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi quy mô lớn. Tất cả nhờ vào kênh dẫn Châu Tá - Đại Ninh đưa nước về đây", anh Phùng hồ hởi nói.

Anh nói tiếp: "Không chỉ mang nguồn nước tưới đến người dân, thay vì mưa xuống chảy hết ra biển, hồ này còn giữ lại nguồn nước quý giá để cung cấp cho dân trong mùa khô".

Ông Nguyễn Duy Khôi, phó chủ tịch UBND huyện Bắc Bình, kể lại trước đây địa phương là nơi khô hạn, chỉ dựa vào một số đập dâng nhỏ nên sản xuất nông nghiệp vô cùng khó khăn. Khi có một số hồ chứa nước như Cà Dây, Sông Lũy thì màu xanh phủ khắp nơi.

Ông Khôi kể từ làm lúa một vụ bấp bênh nay chủ động cả ba vụ. Khi có hồ Cà Dây, hồ Sông Lũy thì khu tưới đã mở rộng lên hơn 22.000ha, trong khi trước đó chỉ từ 2.500-3.000ha. Sắp tới, khi hệ thống kênh mương tiếp tục mở rộng diện tích tưới tăng thêm khoảng 5.000ha.

"Sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, không chỉ là cây lúa, cây lâu năm cũng góp phần phủ xanh, tăng tỉ lệ che phủ. Đó mới là quan trọng nhất", ông Khôi so sánh.

Rồi ông kể thêm những vùng đất như Sông Bình, Phan Sơn, Phan Lâm trước đây hầu như không có nước, bây giờ đã chủ động toàn bộ. Đất đai từ khô cằn sỏi đá nay người dân đã có thể trồng cây lâu năm, cây hằng năm. Thu nhập người dân tăng mạnh, đời sống ổn định hơn nhờ hệ thống thủy lợi.

Bối cảnh biến đổi khí hậu, đến năm 2050, nguồn nước có xu thế tăng 1,3% vào mùa lũ và giảm 1,5% vào mùa kiệt. Sự phân bố ngày càng không đều kết hợp với gia tăng nhu cầu sử dụng nước trong tương lai sẽ gây thêm những áp lực không nhỏ đối với việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và các ngành.

TS Hoàng Văn Đại
Nguồn: Thống kê của tỉnh Bình Thuận - Đồ họa: N.KH.

Nguồn: Thống kê của tỉnh Bình Thuận - Đồ họa: N.KH.

Hành trình chống khát còn dở dang

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận có 357.000ha đất nông nghiệp. Hiện tỉnh này có 49 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa 442 triệu m3.

Tính toán từ ngành nông nghiệp tỉnh này, dung lượng của các hồ chứa nước hiện tại cộng với nguồn nước ở sông, suối khác chỉ đủ tưới cho khoảng 57.000ha. Nếu tính toán 100 triệu m3 tưới được cho 10.000ha, với 300.000ha đất nông nghiệp còn lại sẽ cần tới 3 tỉ m3 nước/năm.

Về phân bổ, hiện 33/49 hồ, với tổng dung lượng chứa khoảng 300 triệu m3, nằm ở các huyện phía bắc tỉnh Bình Thuận (Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và một phần Phan Thiết). Lượng nước này cơ bản cung cấp được nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho vùng. Dù vậy, có khoảng 40.000ha vùng đất cát ven biển thuộc khu vực phía bắc vẫn chưa giải quyết được nhu cầu về nước.

Trái ngược đó là cảnh thiếu nước trầm trọng vào mùa khô ở các huyện phía nam tỉnh này (Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, thị xã La Gi, Đức Linh, Tánh Linh, một phần Phan Thiết).

Theo quy hoạch phát triển thủy lợi Bình Thuận giai đoạn 2011-2020 (phê duyệt 2013 và đang được điều chỉnh), tại các huyện phía nam, Bình Thuận dự kiến đầu tư xây dựng 8 hồ chứa nước, tổng cộng 534,27 triệu m3. Trong đó, hồ chứa lớn nhất là La Ngà 3 với dung tích 435 triệu m3, đứng thứ hai là hồ Ka Pét (51,23 triệu m3), hồ Sông Phan (29,48 triệu m3), các hồ còn lại dung tích nhỏ.

Tuy nhiên đến nay Bình Thuận mới chỉ đầu tư được các hồ Tân Lập 1, Tân Lập 2, Bưng Thị, Suối Nậm, Sông Phan, Măng Tố với tổng dung tích khoảng 18,56 triệu m3.

Cộng với những hồ trước đó, khu vực các tỉnh phía nam tỉnh này có 15 hồ chứa nước, với dung tích chỉ khoảng 140 triệu m3. Theo tính toán của tỉnh Bình Thuận, với trữ lượng nước này chỉ mới đáp ứng tưới tiêu cho 15% diện tích đất nông nghiệp khu vực phía nam.

Không có hồ chứa, nước đổ hết ra biển

Nguồn: Thông kê của tỉnh Bình Thuận - Đồ họa: N.KH.

Nguồn: Thông kê của tỉnh Bình Thuận - Đồ họa: N.KH.

TS Hoàng Văn Đại, phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia, cho hay từ năm 2014 đã có nghiên cứu đánh giá về nhu cầu dùng nước của tỉnh Bình Thuận dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Ông Đại chia sẻ Bình Thuận là một trong những tỉnh có tổng lượng mưa năm ít nhất cả nước, tổng lượng mưa năm ở một số khu vực như Phan Thiết, Sông Lũy, Mũi Né, Phan Rí chỉ đạt từ 800-1.000mm, trong đó mùa mưa chiếm 80-90% tổng lượng mưa hằng năm và tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10.

Nguồn tài nguyên nước của tỉnh này chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt của bảy lưu vực sông chính là sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.

Hầu hết các sông, suối ở Bình Thuận chảy theo hướng tây bắc - đông nam rồi đổ ra biển. Riêng sông La Ngà chảy theo hướng đông sang tây rồi nhập với sông Đồng Nai. Trong khi đó, các sông, suối ở khu vực này đều là các sông nhỏ, độ dốc lớn nên khi có mưa, hầu hết sẽ tập trung trong sông và đổ ra biển nếu không có công trình tích trữ.

Theo ông Đại, thực tế hiện nay khả năng cấp nước trong mùa kiệt cho sinh hoạt, sản xuất ở Bình Thuận khá khó khăn. Nhiều xã tại huyện Bắc Bình, TP Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, thị xã La Gi thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt cục bộ.

Ước tính tổng nhu cầu dùng nước hiện tại khoảng 1 tỉ m3 và nhu cầu dùng nước đến giai đoạn 2050 ước tính khoảng 1,4 tỉ m3, tăng khoảng 30% so với hiện nay. Để đáp ứng nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của Bình Thuận, ngoài những hồ chứa đã có, đòi hỏi phải làm thêm hồ chứa.

Bình Thuận thông tin về hồ Biển LạcBình Thuận thông tin về hồ Biển Lạc

Tối 8-9, UBND tỉnh Bình Thuận phát thông cáo báo chí thông tin lại về hồ Biển Lạc ở huyện Tánh Linh đang xôn xao dư luận.

Xem thêm: mth.89413212290903202-coun-auhc-oh-cac-ut-iod-iod-nauht-hnib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bình Thuận đổi đời từ các hồ chứa nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools