Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như chất lượng gạo chưa cao, tính cạnh tranh thấp. Chương trình Hợp tác công tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác là giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn, hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh và bền vững.
Chương trình Hợp tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức hợp tác quốc tế khởi xướng. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giữ vai trò trưởng khối công và Tập đoàn Bayer làm trưởng khối tư. Mục tiêu trọng tâm nhằm cải thiện chất lượng và tính bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam thông qua khai thác nỗ lực sẵn có của các tác nhân đa dạng trong chuỗi giá trị.
"Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp cùng các lực lượng liên tục cập nhật quy trình công nghệ, giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới nhất để giúp bà con nông dân có những gói kỹ thuật phù hợp với từng vùng sinh thái. Như vậy với hợp tác công tư này, chúng tôi cùng một mục đích và luôn luôn hướng tới một chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững và có trách nhiệm trong tương lai", ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia", ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết.
Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Việt Nam hiện xuất khẩu gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên tăng trưởng sản xuất lúa gạo trong thời gian qua tập trung nhiều vào số lượng hơn là chất lượng, thu nhập của người trồng lúa chưa cao, canh tác nông nghiệp kém bền vững.
Trong điều kiện ngân sách hạn chế, nguồn lực đầu tư có hạn, việc huy động các thành phần kinh tế thông qua chương trình hợp tác công tư là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực theo hướng tăng trưởng xanh.
"Trong khoa học công nghệ hiện nay, doanh nghiệp là người dẫn dắt, chuyển giao kết quả ứng dụng một cách có hiệu quả vào trong thực tiễn sản xuất. Tôi cho rằng vai trò của doanh nghiệp trong hợp tác công tư sẽ là một cú hích để có thể đẩy nhanh hơn nữa các việc ứng dụng kỹ thuật này", ông Võ Quốc Trung, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, nhận định.
Nhóm công tác đối tác công tư về lúa gạo mới ra đời từ giữa năm 2022, đến nay đã phát huy hiệu quả khả quan, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu gạo đang cần một nguồn vốn lớn vào hoạt động sản xuất và thu mua lúa gạo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.31150140101903202-oag-aul-hnagn-neirt-tahp-cul-gnod-ut-gnoc-cat-poh/et-hnik/nv.vtv