vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ đông nội bộ "đón sóng" chốt lời

2023-09-18 13:24

Tháng 10 - 11/2022, thị trường chứng khoán giảm mạnh, định giá P/E về mức tương đối rẻ đã thôi thúc dòng tiền bắt đáy.

Sang năm 2023, sau vài tháng đi ngang, thị trường có diễn biến tăng kéo dài, với động lực đến từ việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ lãi suất điều hành, giúp mặt bằng lãi suất giảm.

Theo đó, định giá của thị trường chứng khoán tăng dần. Dữ liệu của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, nếu như ngày 15/11/2022, P/E của VN-Index là 9,5 lần, cuối năm 2022 là 10,5 lần, thì tới ngày 15/9/2023 là 14,6 lần.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Bloomberg, tính tới đầu tháng 9/2023, P/E của chỉ số MSCI ASEAN là 13 lần (thị trường chứng khoán Philippines có định giá thấp nhất khu vực, với P/E là 10,6 lần). Bloomberg cho biết, các thị trường ở Đông Nam Á bị khối ngoại bán ròng như Thái Lan, Maylaysia, Philippines…, khi giới đầu tư lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu hơn so với kỳ vọng, còn đồng USD mạnh lên.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu hồi phục mạnh, lãnh đạo không ít doanh nghiệp niêm yết và người có liên quan có động thái bán ra cổ phiếu.

Chẳng hạn, ông Hoàng Văn Tăng, Chủ tịch Uỷ ban Đầu tư, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG) đăng ký bán 940.000 cổ phiếu DIG trong tổng số 946.026 cổ phiếu sở hữu, dự kiến thực hiện từ ngày 13/9 đến 12/10/2023.

Trên thị trường chứng khoán, DIG là một trong những cổ phiếu tăng nóng nhất sàn HOSE giai đoạn 15/11/2022 - 13/9/2023, khi tăng 181%, từ 10.100 đồng/cổ phiếu, lên 28.400 đồng/cổ phiếu, định giá P/E lên tới 186 lần.

Trái với ngược với giá cổ phiếu, trong 6 tháng đầu năm 2023, DIC Corp ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc: doanh thu 359,2 tỷ đồng, giảm 67,2%; lợi nhuận trước thuế 118,8 tỷ đồng, mới hoàn thành 8,5% kế hoạch cả năm (1.400 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 86 tỷ đồng, giảm 42,5% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp giảm từ 37,9% xuống 20,5%.

Tương tự, ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) bán 1 triệu cổ phiếu MWG ngày 7 - 8/9/2023, giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,266% xuống 0,197% vốn điều lệ.

Thị giá cổ phiếu MWG ngày 8/9/2023 là 55.500 đồng/cổ phiếu, tăng 47,6% so với mức 37.590 đồng/cổ phiếu ngày 24/5, định giá P/E là 53,8 lần.

Trong nửa đầu năm 2023, Đầu tư Thế giới Di động đạt doanh thu 56.570,6 tỷ đồng, giảm 20,1%; lợi nhuận sau thuế 38,7 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước và mới hoàn thành 0,9% kế hoạch lãi 4.200 tỷ đồng cả năm.

Tại nhóm doanh nghiệp thép, ông Nguyễn Văn Chiến, em rể ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) đăng ký bán toàn bộ hơn 10,7 triệu cổ phiếu HSG (chiếm 1,74% vốn điều lệ), từ ngày 14/9 đến ngày 13/10/2023.

Gần đây, giá cổ phiếu HSG dao động trong vùng 21.000 - 22.000 đồng/cổ phiếu, gấp 3 lần so với mức đáy ngắn hạn hồi giữa tháng 11/2022, dù 9 tháng đầu niên độ tài chính 2022 - 2023, tức từ 30/9/2022 - 30/6/2023, Hoa Sen ghi nhận doanh thu 23.544,1 tỷ đồng, giảm 43,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 410 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1.128 tỷ đồng.

Trong khối công ty chứng khoán, bà Vũ Nam Hương, Giám đốc Tài chính kiêm người đại diện theo pháp luật Công ty Chứng khoán VNDIRECT (mã chứng khoán VND) đăng ký bán ra toàn bộ 728.000 cổ phiếu VND, từ ngày 12/9 đến 10/10/2023.

Giá cổ phiếu VND đang ở vùng đỉnh ngắn hạn hơn 1 năm, trên 24.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 80% so với cuối tháng 2/2023 và gấp 2,5 lần so với đáy ngắn hạn giữa tháng 11/2022, định giá P/E là 52,5 lần.

Thị trường chứng khoán sôi động trở lại đã tạo động lực cho cổ phiếu VND nói riêng, nhóm chứng khoán nói chung bứt phá, dù kết quả kinh doanh đi lùi trong nửa đầu năm 2023: VNDIRECT đạt doanh thu 2.894,6 tỷ đồng, giảm gần 18%; lợi nhuận sau thuế 564,6 tỷ đồng, giảm 53,6% so với cùng kỳ và hoàn thành 35,3% kế hoạch cả năm (1.600 tỷ đồng).

Đáng lưu ý, tính đến 30/6/2023, trong tổng tài sản của VNDIRECT có 20.851,8 tỷ đồng là các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), chiếm 49,6%, chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết (9.345,4 tỷ đồng) và chứng chỉ tiền gửi (8.617,4 tỷ đồng).

“Hầu hết lý do lãnh đạo doanh nghiệp bán ra cổ phiếu là nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân, nhưng chúng tôi hiểu rằng, đây là động thái chốt lời khi giá tăng cao. Đối với riêng tôi, động thái này không còn ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá cổ phiếu như trước”, một nhà đầu tư chia sẻ.

Xem thêm: lmth.819923tsop-iol-tohc-gnos-nod-ob-ion-gnod-oc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Cổ đông nội bộ "đón sóng" chốt lời”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools