vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ máy mới TP Thủ Đức khác biệt quận, huyện khác ra sao?

2023-09-21 06:21
Người dân làm thủ tục đất đai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính khu vực 2, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người dân làm thủ tục đất đai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính khu vực 2, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết nghị quyết 98 tạo điều kiện thuận lợi, mở ra các cơ chế mới tháo gỡ những điểm nghẽn mà qua 2,5 năm vận hành TP Thủ Đức đã nhìn nhận được.

Hồ sơ giải quyết ngay tại trung tâm hành chính công

* Tổ chức bộ máy mới của TP Thủ Đức có nhiều điểm khác so với bộ máy lâu nay. Theo ông, đâu sẽ là điểm khác đáng chú ý nhất?

- Nghị quyết 98 trao cho TP Thủ Đức nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Khối lượng công việc rất lớn nên cần có bộ máy phù hợp với yêu cầu. Trong những mục tiêu của việc tái cơ cấu bộ máy, mục tiêu lớn nhất là đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề người dân quan tâm thời gian qua.

TP Thủ Đức sẽ thành lập trung tâm hành chính công. Mô hình này một số tỉnh đã có, tuy nhiên chức năng - nhiệm vụ của trung tâm tại Thủ Đức có khác.

Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Thủ Đức có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Trước đây, các thủ tục hành chính đều dồn lên cho thường trực UBND TP Thủ Đức ký phê duyệt, bây giờ trung tâm sẽ giải quyết một số thủ tục theo sự ủy quyền của UBND và chủ tịch TP Thủ Đức.

Việc này sẽ giúp giảm tải và đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ví dụ việc giấy phép xây dựng hiện nay do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức ký, tới đây sẽ ủy quyền cho trung tâm. Nếu trung tâm này làm tốt và khi thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn sẽ thu hút được đầu tư vào thành phố.

* Việc tổ chức nhân sự trung tâm hành chính công của Thủ Đức sẽ như thế nào?

- Trung tâm sẽ có bộ máy chuyên nghiệp về xử lý thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó có các thủ tục về đất đai, môi trường, đô thị mà thực tiễn TP Thủ Đức cần có sự cải tiến, nay trung tâm sẽ giải quyết vấn đề này. Đội ngũ nhân sự của trung tâm sẽ từ các phòng ban đưa về, không phát sinh biên chế. 

Những công chức này chỉ tập trung làm nhiệm vụ duy nhất là giải quyết hồ sơ hành chính. Điều này nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, quy trách nhiệm rõ ràng, khác với hiện nay công chức viên chức ở các phòng ban phải làm thêm nhiều việc khác, dẫn đến khó kiểm soát chỉ tiêu và sự hoàn thành công việc của từng người.

Người dân làm thủ tục hành chính tại khu vực 3, TP Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Người dân làm thủ tục hành chính tại khu vực 3, TP Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Chủ động tạo quỹ đất cho phát triển

* Ngoài trung tâm hành chính công, ở các lĩnh vực khác, đâu là điểm mới cần chú ý trong bộ máy mới của Thủ Đức?

- TP Thủ Đức còn thành lập trung tâm phát triển quỹ đất. Đây không phải là mô hình mới mà được hình thành trên nền của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng. Trung tâm này không chỉ làm chức năng bồi thường và còn quản lý đất đai cho TP Thủ Đức.

Hiện nay cả hạ tầng điện, đường, trường, trạm... của TP Thủ Đức chưa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trung tâm phát triển quỹ đất sẽ đẩy nhanh tiến độ việc bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, trung tâm này sẽ tạo ra được các quỹ đất, từ đó bán đấu giá tạo ra nguồn lực để đầu tư trở lại hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Ví dụ mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) dọc các tuyến metro, vành đai 3 TP.HCM, trung tâm này sẽ là đơn vị chủ đầu tư dự án tạo quỹ đất tại Thủ Đức, sau đó đấu giá tạo giá trị thặng dư cho ngân sách. Từ đó đầu tư trở lại hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa.

Đây là điểm nhấn lớn, chỉ khi có nghị quyết 98 mới thành lập được trung tâm về phát triển quỹ đất ở TP Thủ Đức.

* Cơ chế tổ chức bộ máy có rồi, vấn đề quan trọng là cách tổ chức, vận hành, giám sát bộ máy đó ra sao để đạt được những mục tiêu như kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp?

- Bộ máy TP Thủ Đức thời gian qua chưa phù hợp với nhu cầu đặt ra. Có tình trạng quá tải tại một số bộ phận trong bộ máy. Vì lẽ đó nên mới đề xuất cơ chế đặc thù tổ chức bộ máy cho TP Thủ Đức tại nghị quyết 98 là rất cần thiết. Ban thường vụ Thành ủy Thủ Đức đã chuẩn bị các vị trí nhân sự phù hợp để vận hành bộ máy mới. Việc lựa chọn nhân sự phải dựa vào tiêu chí có phẩm chất, chuyên môn sâu, có tinh thần tiến công để làm việc.

Quá trình làm việc, mỗi cán bộ phải nâng đạo đức bản thân và Thủ Đức cũng đưa ra các chương trình đào tạo, đồng thời sẽ quan tâm công tác kiểm tra giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ.

* Liệu những biến chuyển về hiệu quả công việc có được thấy ngay khi bộ máy mới vận hành không, thưa ông?

- Những cơ chế chính sách mới theo nghị quyết 98 sẽ giúp Thủ Đức huy động thêm nguồn lực đầu tư và phát triển, nhưng không phải ngày một ngày hai là thấy thành quả.

Có thể khi tái cấu trúc bộ máy hành chính, ngay lập tức việc giải quyết thủ tục hành chính sẽ có sự chuyển biến. Dù vậy những vấn đề như phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội phải cần thời gian để đầu tư thực hiện. Sẽ có những dự án được khởi động trong năm nay và năm 2024 theo cơ chế nghị quyết 98, nhưng để thấy rõ thành quả phải từ 3-5 năm nữa.

Toàn hệ thống chính trị của TP Thủ Đức phải tập trung quyết liệt hành động để tạo sự chuyển biến. Đây là những mô hình mới mẻ, chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp để phục vụ tốt hơn.

Đã xây dựng hệ thống quản lý công việc

Ông Hoàng Tùng cho biết hiện nay TP Thủ Đức đã xây dựng hệ thống quản lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Bất cứ lúc nào mở điện thoại là biết có bao nhiêu công việc cần phải làm và thời hạn đến đâu. Qua hệ thống này, lãnh đạo cũng sẽ nắm bắt được quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

15 cơ quan chuyên môn

Các tổ chức hành chính trực thuộc UBND TP Thủ Đức gồm 15 cơ quan chuyên môn. Cụ thể: Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp - Thanh tra, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính, Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Khoa học - Công nghệ và Thông tin, Phòng Quy hoạch - Xây dựng, Phòng Giao thông công chính, Phòng Thanh tra xây dựng. Ngoài ra, TP Thủ Đức còn có một tổ chức hành chính là Trung tâm hành chính công.

Như vậy, ngoài việc giữ nguyên mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của 8 cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND TP Thủ Đức đã được tổ chức lại và đổi tên 5 cơ quan chuyên môn do chuyển chức năng - nhiệm vụ qua lại với nhau và thành lập thêm một cơ quan chuyên môn mới.

Đại tá Trần Văn Hiếu làm trưởng Công an TP Thủ ĐứcĐại tá Trần Văn Hiếu làm trưởng Công an TP Thủ Đức

Ngày 20-9, Công an TP.HCM có quyết định điều động đại tá Trần Văn Hiếu làm trưởng Công an TP Thủ Đức.

Xem thêm: mth.350652202903202-oas-ar-cahk-neyuh-nauq-teib-cahk-cud-uht-pt-iom-yam-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ máy mới TP Thủ Đức khác biệt quận, huyện khác ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools