vĐồng tin tức tài chính 365

Cần phải giữ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo báo chí

2023-09-22 03:56
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, làm việc với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) ngày 21-9 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, làm việc với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) ngày 21-9 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Ngày 21-9, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - cùng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương và một số ban, bộ, ngành đã làm việc với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nội dung buổi làm việc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác báo chí, xuất bản, truyền thông.

Sinh viên báo chí ra trường làm báo ít

Tại buổi làm việc, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nêu một số khó khăn của nhà trường trong đào tạo nhân lực lĩnh vực báo chí, truyền thông.

Báo chí, xuất bản, truyền thông là lĩnh vực đặc thù nhưng đến nay chưa có chính sách riêng để đầu tư phát triển. Việc đào tạo các ngành này cũng giống như các ngành học bình thường khác. Vì vậy chưa thuận lợi cho trường trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực lĩnh vực này của xã hội.

Mặt khác, việc ồ ạt đào tạo ngành truyền thông của các trường tư hiện nay đang tạo hiện tượng "nóng ảo", dẫn đến khả năng dư thừa về đầu ra và chất lượng đào tạo không đảm bảo của các cơ sở này.

Bà Lan cũng chỉ ra thực tế đáng chú ý là trường đào tạo ngành báo chí và truyền thông đa phương tiện nhưng các sinh viên ngành báo chí không làm báo nhiều mà làm công việc khác, chủ yếu là truyền thông.

Trong khi sinh viên các ngành khác (lịch sử, văn hóa học, nhân học, văn học…) ra trường lại làm báo rất nhiều.

Bà Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho rằng khi nói đến báo chí - truyền thông thì nên chia tách thành hai phần, vì rất khó để gộp báo chí và truyền thông ngay được.

Hiện nay chỉ có trường công mới được đào tạo ngành báo chí, trong khi ngành truyền thông các trường tư đã được đào tạo. Nguồn lực đào tạo phục vụ cho lĩnh vực này ở khu vực tư rất nhiều. Số sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra trường làm việc trong khu vực tư nhiều hơn gấp 3-4 lần so với khu vực công.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Tập trung xây dựng chương trình chuẩn đào tạo báo chí

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng báo chí là lực lượng rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng, chính trị tư tưởng và đạo đức; là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, là diễn đàn về chính trị, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ hướng tới là kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phát triển báo chí đa phương tiện, phương tiện truyền thông trên Internet và mạng xã hội.

"Như thế phải đặt ra vấn đề đầu tiên là con người và chất lượng đào tạo. Mục tiêu là xây dựng được khung chương trình đào tạo báo chí để xây dựng ra đội ngũ này. Tôi mong rằng nhà trường cập nhật kịp thời các quy định về chủ trương đổi mới về báo chí. Tôi đồng tình là cần phải giữ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo báo chí vì trách nhiệm, đặc thù, sứ mệnh của báo chí", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Về chương trình đào tạo báo chí, ông Nghĩa yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cùng xây dựng chương trình chuẩn và chuẩn hóa chương trình (về giảng viên, sinh viên, yêu cầu đào tạo).

Ông Nghĩa cho biết: "Chương trình chuẩn mang tính định hướng cần phải có nhưng tùy từng đặc điểm mỗi trường có thể bổ sung thêm. Đây là điều rất hệ trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí, chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 14 và 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam.

Sau này cần có sự thống nhất trường đại học công lập nào đủ tiêu chuẩn, tiêu chí đó sẽ được duy trì đào tạo ngành báo chí. Hiện nay chúng ta đang làm báo trong điều kiện đa nền tảng, đa phương tiện nên cần nâng chất trong đào tạo, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phải có cơ chế phối hợp. Các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí cũng phải có trách nhiệm tham gia giảng dạy báo chí".

Năm 2024 sẽ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo báo chí - truyền thông

Theo Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy, về công tác phát triển đội ngũ vô cùng quan trọng. Vì vậy cần huy động các nguồn lực khác về đầu tư xây dựng nhà trường để hoàn thiện hệ thống quản trị đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Khi công cụ, phương tiện chuyển đổi số, mạng xã hội tác động đến lĩnh vực báo chí - truyền thông quá lớn thì yêu cầu này càng lớn hơn.

Cũng theo bà Thủy, theo kế hoạch, năm 2024 sẽ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của nhóm ngành lĩnh vực báo chí - truyền thông. Đây là điều kiện để dần nâng chuẩn đào tạo lĩnh vực này lên ngang tầm khu vực và thế giới.

Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện nghiêm: Trường tư thục không mở ngành báo chíBộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện nghiêm: Trường tư thục không mở ngành báo chí

TTO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời một số trường đại học tư thục về việc đăng ký mở ngành xuất bản, báo chí.

Xem thêm: mth.77603420212903202-ihc-oab-oat-oad-gnoul-tahc-oac-gnan-ueit-cum-uig-iahp-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần phải giữ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo báo chí”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools