vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo

2023-09-22 09:22
Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo - Ảnh 1.

Theo hãng tin Reuters, ngày 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với một số tập đoàn công nghệ Mỹ tại thung lũng Silicon, bao gồm Nvidia, Meta và Synopsys. Đây đều là những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội (ngày 10-11/9), trong đó, lãnh đạo Việt-Mỹ nhất trí nâng quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, đồng thời tăng cường hợp tác ở một số lĩnh vực như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các khoáng sản quan trọng.

'Ông lớn' đứng sau con chip 10.000 USD gây sốt

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Công ty Sản xuất chip bán dẫn Nvidia – doanh nghiệp đứng đầu Mỹ về lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, với giá trị vốn hóa đạt 992 tỷ USD (tháng 5/2023).

Thủ tướng đã bày tỏ rất ấn tượng về sự phát triển của Nvidia, đồng thời mời Chủ tịch Nvidia thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, với mong muốn Nvidia sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm trung tâm tại khu vực Đông Nam Á.

Về phần mình, Chủ tịch Nvidia đánh giá Việt Nam đang có những thay đổi rất lớn; mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam về bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; kỳ vọng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cứ điểm sản xuất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.

Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Chủ tịch Nvidia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nvidia là một công ty công nghệ đa quốc gia, chuyên thiết kế các bộ xử lý đồ họa (GPU), giao diện lập trình ứng dụng (API) cho khoa học dữ liệu và điện toán hiệu năng cao cũng như hệ thống trên các đơn vị chip (SoC) cho thị trường điện toán di động và ô tô.

Tại Việt Nam, Nvidia hiện là nhà cung cấp máy chủ và AI hàng đầu. Công ty này đã ký thỏa thuận với Viettel, mong muốn trở thành một đối tác của Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực nội địa về AI.

Đáng nói, Nvidia chính là công ty nắm giữ con chip 10.000 USD đứng sau cơn sốt AI đang khuấy đảo toàn cầu.

Hiện tại, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang nghiên cứu phát triển hệ thống siêu tính toán với chip A100 của Nvidia để ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục.

Theo CNBC, con chip có giá 10.000 USD của Nvidia đã trở thành một trong những thành phần thiết yếu nhất của ngành công nghiệp AI.

Nvidia không phải là công ty duy nhất sản xuất chip cho AI. AMD và Intel cũng có chip đồ họa với khả năng xử lý nhiều luồng dữ liệu song song. Các tập đoàn như Google và Amazon cũng phát triển - triển khai chip thiết kế riêng cho hoạt động trí tuệ nhân tạo, nhưng phần cứng AI đang tập trung trong tay Nvidia.

Thống kê của công ty nghiên cứu New Street Research cho thấy, Nvidia hiện chiếm 95% thị phần bộ xử lý đồ họa có thể dùng trong học máy (Machine learning). Bên cạnh đó, tính đến tháng 12/2022, hơn 21.000 tài liệu nguồn mở về AI xác nhận đang sử dụng chip Nvidia.

Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo - Ảnh 3.

Card gắn chip A100. Ảnh:

Chip A100 của Nvidia đang được sử dụng trong các mô hình học máy đứng sau Bing AI, Stable Diffusion và đặc biệt là ChatGPT - chatbot đã gây nên cơn sốt lớn trên thế giới chỉ sau 2 tháng ra mắt.

Mỗi doanh nghiệp phát triển AI cần từ hàng trăm đến hàng nghìn chip A100 để xử lý lượng lớn dữ liệu và tạo ra nội dung theo yêu cầu. Một số nhà doanh nghiệp còn cho rằng số lượng chip A100 mà họ có thể tiếp cận được là dấu hiệu cho thấy tiến bộ.

Những chip như A100 không hề rẻ. Bên cạnh giải pháp gắn card với một chip vào máy chủ, nhiều trung tâm dữ liệu đang vận hành hệ thống khép kín với 8 chip A100 hoạt động đồng thời. Nvidia gọi hệ thống này là DGX A100 với giá đề xuất gần 200.000 USD.

Đáng lưu ý, A100 đang là một trong số ít chip bán dẫn bị Mỹ áp hạn chế xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia.

Giới chuyên gia nhận định, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của A100 hiện nay chỉ có thể là sản phẩm kế nhiệm của nó mà thôi.

Tập đoàn Mỹ và nước cờ chiến lược của Việt Nam

Cũng trong chuyến đi tới Thung lũng Silicon, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Synopsys – công ty tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), chuyên cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất – thiết kế chất bán dẫn.

Tại đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam.

Theo biên bản ghi nhớ này, Synopsys sẽ hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.

Bên cạnh đó, Synopsys cũng ký kết biên bản ghi nhớ với Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (thuộc Bộ thông tin và Truyền thông) về việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Tập đoàn Synopsys - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hãng tin Sputnik nhận định, việc hợp tác với Synopsys phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch được xem là "nước cờ chiến lược và quan trọng" đưa Việt Nam vào cuộc đua sản xuất chip bán dẫn.

Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những điểm đầu tư chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương của Synopsys.

Tờ Nikkei Asia cho biết, Synopsys là một trong số ít các công ty Mỹ thống trị thị trường toàn cầu về EDA, hay phần mềm thiết kế chip. Tháng 8 năm ngoái, công ty này đã thông báo về mong muốn đào tạo nhân lực thiết kế chip tại Việt Nam và đặc biệt còn tài trợ 30 giấy phép phần mềm trị giá 20 triệu USD cho Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngay từ thời điểm đó, Nikkei Asia đã nhận định rằng, động thái của Synopsys là điều đáng mừng với Việt Nam.

Ông Robert Li, Phó chủ tịch kinh doanh của Synopsys ở khu vực Đài Loan (Trung Quốc) và Nam Á cho rằng: "Thông qua quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể bắt đầu thiết kế các chip tầm trung, chẳng hạn như cho tủ lạnh và các máy điều hòa không khí, và sau đó nâng cao chuỗi giá trị".

Theo ông Li, trước đây, các kỹ sư chip ở Việt Nam đã thiết kế một số chương trình máy tính back-end cho các công ty mẹ của Synopsys, như Renasas hoặc Ampere, và có thể phát triển dựa trên kiến thức chuyên môn đó.

"Có rất nhiều công ty muốn đến Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Họ sẽ mang đến những dự án thiết kế vi mạch. Một khi Việt Nam tích lũy đủ kinh nghiệm, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo (sản xuất chip)" - Ông Li nói.

Xem thêm: nhc.309647460229032881-oad-yauhk-uac-naot-neihk-od-00001-auq-nom-oeht-gnam-iol-pad-ym-gnab-iad-teib-cad-iom-iol-iug-man-teiv/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam gửi lời mời đặc biệt: 'Đại bàng' Mỹ đáp lời, mang theo 'món quà' 10.000 đô khiến toàn cầu khuấy đảo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools