Ngoài khu vực Tây nguyên đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch sầu riêng, còn có thêm một vùng trồng sầu riêng ngon có tiếng, đó là huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
Nhiều tháng nay, hai anh em Tý, Tèo chưa về nhà. Gia đình ở Cần Thơ, nhưng cứ đến mùa sầu riêng, họ đi khắp các vùng trồng để hái sầu riêng.
Những người trong nghề, chỉ nghe tiếng kêu khi gõ vào trái, đã biết độ tuổi của trái sầu riêng non hay già.
"Các anh đi trước chỉ cách nên mình biết tiếng đó là già hay non. Lâu dần thành quen", anh Nguyễn Văn Tèo, thợ hái sầu riêng, chia sẻ.
Thu hái sầu riêng ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều người thích ăn trái sầu riêng, nhưng nói đến gai sầu riêng, ai cũng sợ. Đông nhất trong khu vườn sầu riêng ngày thu hoạch chính là những người gùi sầu riêng. Nếu không có những chiếc gùi này, không ai biết phải làm cách nào để mang sầu riêng ra khỏi những khu vườn lưng chừng đồi và có lẽ chỉ những người vốn quen nhọc nhằn mới gùi được mỗi lần hàng chục kg sầu riêng trên vai.
Mùa sầu riêng là mùa có tiền. Tiền công thợ hái sầu riêng mỗi ngày lên đến 1,5 triệu đồng. Người đứng bên dưới chụp lấy trái được 400.000 - 500.000 đồng. Người gùi sầu riêng được 200.000 đồng mỗi ngày.
Khi hết mùa sầu riêng ở Khánh Sơn, những người như anh em Tý, Tèo lại đi đến những vùng sầu riêng khác. Nhiều vườn sầu riêng sắp thu hoạch đang chờ họ. Cứ thế nhịp sống của nhiều người, cứ đến mùa sầu riêng bao giờ cũng tất bật hơn, nhọc nhằn hơn, nhưng niềm vui luôn đong đầy.
VTV.vn - Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện Cục đang hoàn tất thủ tục để mở cửa xuất khẩu sầu riêng sang Ấn Độ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.752812122903202-yagn-iom-ueirt-neit-meik-gneir-uas-iah-oht/et-hnik/nv.vtv