vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển du lịch nông nghiệp thế nào khi cả nước có hơn 10.000 sản phẩm OCOP?

2023-09-23 08:18

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT - kể lại câu chuyện trên trong diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” do Bộ NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức sáng 22/9 và cho rằng sự tham mưu là đúng đắn, khi chương trình OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm) mang lại hiệu quả cho nhiều địa phương.

diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”  sáng 22/9 tại TPHCM - Ảnh: Nguyễn Cẩm
Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” sáng 22/9 tại TPHCM - Ảnh: Nguyễn Cẩm

Cả nước hiện đã có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, nhiều địa phương bắt đầu khai thác du lịch từ các sản phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Giám đốc Công ty Saigon Asset, các sản phẩm trùng lặp khá nhiều khiến các doanh nghiệp du lịch dè chừng khi giới thiệu những tour tuyến. Khách hàng sẽ nghi vấn “sản phẩm đặc trưng sao nơi nào cũng có”. Do đó, các địa phương cần chọn lọc sản phẩm mang tính đặc trưng văn hóa địa phương...

Một số ý kiến góp ý, các hợp tác xã, người nông dân nên tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chỉ khi thương hiệu được biết đến, các chủ thể hãy kết hợp du lịch…

Ông Đoàn Văn Khanh - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Long Thuận (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) - thừa nhận, làm cái gì phải độc, lạ và có tính bền vững mới thu hút được khách du lịch. Du lịch nông nghiệp không chỉ giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo không gian cho du khách đến tham quan, thưởng ngoạn và được sống với không gian yên tĩnh ở các địa phương. Ông Khanh từ lâu nổi tiếng với  hơn 40 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm chiết xuất từ những loại cây lá trong vườn, đặc biệt từ cây bưởi. Ông đã biến khu vườn của mình thành khu du lịch “Ve chai thần kỳ” với cây cầu thép cao chót vót trên ngọn dừa cho khách tham quan. Ông cũng quảng bá khu vườn như hình ảnh con người và quê hương miền Tây với du khách.

Một minh chứng rõ nhất cho thấy khi sản phẩm mang bản sắc văn hóa địa phương sẽ rất dễ phát triển du lịch được bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn - chia sẻ, 19 năm vừa kinh doanh nước mắm, vừa làm du lịch trên đảo, nhưng công ty chưa tốn kinh phí cho truyền thông. Chất lượng nước mắm và câu chuyện văn hóa bản địa gắn với sản phẩm này luôn có sức hút với khách du lịch khi tới Phú Quốc. Do đó, doanh nghiệp du lịch nông thôn cần hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu khách du lịch và xu hướng quốc tế.

“Nếu chỉ kết nối sản phẩm OCOP vào kênh chợ, siêu thị thôi sẽ khó thành công. Cần gắn OCOP với du lịch, chuyển tải những câu chuyện hay như “làng nước mắm trên 200 năm...” mới thu hút được du khách và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP” - bà Liên nói.

Theo bà Phan Yến Ly -  Giám đốc Công ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam, Việt Nam hoàn toàn có thể phát động phong trào “Mỗi tỉnh, thành một sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng”. Từ đó, phát triển sâu rộng hơn với “Mỗi huyện, mỗi xã một sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng”... Như vậy, các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh, thành có các thông điệp, câu chuyện truyền thông riêng biệt thu hút du khách; không bị trùng lắp, nhàm chán; đồng thời tránh cạnh tranh không lành mạnh...

Du khách tham quan vườn dừa và xem cách thu hoạch mật hoa dừa tại  Sokfarm
Du khách tham quan vườn dừa và xem cách thu hoạch mật hoa dừa tại Sokfarm - Ảnh: Cẩm Anh

Theo bác sĩ Đỗ Tân Khoa - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch và ngành y tế, làm sao cho du khách đến điểm du lịch được thưởng thức ẩm thực ngon và khỏe từ các dược liệu, thực phẩm thiên nhiên của địa phương. Mô hình “Du lịch sức khỏe” có thể gắn kết với các chương trình phát triển nông thôn, du lịch y tế và du lịch sức khỏe thông qua cung cấp sản phẩm của y dược cổ truyền, như: xoa bóp bấm huyệt, massage chân, ngâm chân thảo dược, trà thuốc, nước khoáng… Mô hình này sẽ bao gồm chương trình phục hồi sức khỏe, “câu chuyện” dược liệu và khám phá đặc sản bản địa như: rau má, hạt sen tươi, thịt gia súc, gia cầm nuôi bằng thảo dược... sẽ thu hút du khách. Các địa phương không chỉ bán thuốc - dược liệu mà bán câu chuyện về vị thuốc, dược liệu của họ mới hấp dẫn được du khách. 

Du khách thưởng thức mật hoa dừa là 1 trong những sản phẩm OCOP ở Trà Vinh
Du khách thưởng thức mật hoa dừa là một trong những sản phẩm OCOP ở Trà Vinh - Ảnh: Cẩm Anh

Phát triển du lịch nông thôn, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam đang là xu hướng của thế giới. Việt Nam có nhiều lợi thế và Bộ Nông nghiệp muốn thúc đẩy mô hình này thành thương hiệu của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ các sản phẩm OCOP. Bộ xác định trong mô hình này cần gắn kết 3 yếu tố là: câu chuyện nếp sống của mỗi hộ gia đình tại địa phương; sản phẩm đặc trưng và câu chuyện văn hóa văn nghệ bảo tồn nét truyền thống. 

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.4761051a-poco-mahp-nas-000-01-noh-oc-coun-ac-ihk-oan-eht-peihgn-gnon-hcil-ud-neirt-tahp/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Phát triển du lịch nông nghiệp thế nào khi cả nước có hơn 10.000 sản phẩm OCOP? ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools