vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp, người dân sợ phí trả nợ trước hạn

2023-09-25 06:13

Trả nợ trước hạn bị phạt phí, mức phạt phí cao đang là một trong những vấn đề khiến doanh nghiệp, người dân e ngại và phải cân nhắc kỹ khi tiếp cận tín dụng.

Cụ thể, tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội, do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chủ trì diễn ra trong tuần, phát biểu ý kiến, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI) cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi tiếp cận vay vốn khá khó, do thủ tục rườm rà, thời gian xem xét dài. Theo ông Sơn, hiện các ngân hàng áp dụng thời gian xét duyệt cho khoản vay ngắn hạn là 1 - 3 tháng, còn với khoản vay trung và dài hạn thời gian duyệt là 3 tháng, có khi lên tới 6 tháng.

Chủ tịch HAMI cũng nhắc đến câu chuyện doanh nghiệp trả nợ trước hạn bị phạt. "Tức là nếu có nguồn thu từ dự án để trả nợ thì sẽ bị phạt. Tôi đề xuất miễn phí trả nợ trước hạn, hoặc nếu có chỉ 1%", ông nói và cho rằng thời gian giải ngân tối đa nên là 1 tháng cho các khoản vay. Các ngân hàng cần áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình phê duyệt, gắn KPI thời gian phê duyệt. Mặt khác, các ngân hàng có thể điều chỉnh linh động trong quá trình đánh giá chỉ tiêu tài chính do bản thân doanh nghiệp cũng chịu những tác động khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, ngân hàng nên giữ nguyên nhóm nợ để bảo đảm cho doanh nghiệp điều kiện hoạt động bình thường.

Không phải lần đầu vấn đề ngân hàng xét duyệt khoản vay thời gian kéo dài, hay trả phí quá hạn cao ngoài lãi suất vay cao được doanh nghiệp nêu. Trước đó, trong những tháng đầu năm khi thị trường tín dụng có sự siết chặt mặc dù lãi suất liên tục hạ, việc hấp thụ vốn yếu và doanh nghiệp gặp khó trong môi trường kinh doanh thách thức khiến các ngân hàng đặc biệt thận trọng trong xét duyệt các khoản vay. Một số doanh nghiệp cho biết, ngay cả với xuất khẩu là lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp cũng chỉ được cấp hạn mức ngắn hạn, sử dụng trong hạn mức, thu tiền về trả nợ thì sẽ được cấp nguồn vốn mới. Hạn mức được cấp có khi 6 tháng nhưng xử lý đơn hàng, xuất đi, thu hồi vòng quay tiền lâu thì phải chờ, muốn được cấp thêm cũng gần như không thể...

Trong khi đó, ở góc độ bị phạt trả lãi trước hạn, một số doanh nghiệp lẫn người dân, do ngại áp lực chi phí lãi vay cao, hễ xoay xở có nguồn thu, có mong muốn trả nợ trước hạn, đều sợ bị phạt trả nợ trước hạn mức phí cao. Thậm chí, có trường hợp tại ngân V, người dân muốn trả nợ trước hạn, theo hợp đồng là có điều khoản được trả nợ trước hạn, nhưng khi nộp hồ sơ chờ xét duyệt thủ tục để được tất toán (chấp nhận phí phạt), phải chờ "dài cổ" tính theo hàng tháng. Trong quá trình có tiền nhưng không được trả nợ trước hạn, doanh nghiệp hay người dân vẫn phải trả lãi như bình thường theo tiến độ thanh toán của khoản vay.

Trả lời về vấn đề này tại hội nghị, 2 lãnh đạo của 2 ngân hàng lớn trong nhóm Big 4 đã có ý kiến. Theo đó, ông Đỗ Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành VietinBank, bày tỏ các ngân hàng đã rất chia sẻ với doanh nghiệp và "mong doanh nghiệp thấu hiểu cho". Ông Sơn cho biết, ngân hàng huy động vốn thì phải trả lãi cho người gửi tiền và ngân hàng có kế hoạch tài chính được tính toán. Dù vậy, tùy trường hợp cụ thể mà ngân hàng vẫn linh hoạt nguồn tiền, miễn giảm lãi để hài hòa lợi ích doanh nghiệp và ngân hàng. Tại VietinBank, dư nợ với địa bàn Hà Nội là 243.530 tỷ đồng, tăng 6,65%.

Tổng Giám đốc Vietcombank ông Nguyễn Thanh Tùng cũng cam kết Vietcombank sẽ giảm 1.850 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ các khoản vay hiện hữu. Còn về chuẩn tín dụng, ngân hàng không thể hạ vì sẽ phát sinh nợ xấu, khiến chi phí vốn ngân hàng của ngân hàng có thể tăng lên. Ông Tùng cũng chia sẻ là với khách hàng đang vay vốn, ngân hàng sẽ tăng cường tư vấn, phân tích các phương án sẽ gây ra rủi ro gì cho khách hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ rà soát để có những thay đổi phù hợp về thời hạn giải ngân vốn. Còn về phạt phí trả nợ trước hạn, ngân hàng linh hoạt và "mong khách hàng thấu hiểu do ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngân hàng".

Một chuyên gia nhận định, mặc dù vẫn biết nguồn vốn của ngân hàng khi cho vay doanh nghiệp và người dân, đều phải có bài toán cân đối, cơ cấu vốn, chi phí. Khi bị trả nợ trước hạn, dù thỏa thuận hợp đồng có, nhưng ngân hàng cũng không hẳn mong muốn người đi vay trả nợ trước, sẽ ảnh hưởng đến bài toán vốn bao gồm lãi trả huy động. Song theo chuyên gia, đây là quyền và lợi ích hợp pháp của người đi vay, ngân hàng phải tạo điều kiện để người đi vay được trả nợ trước hạn trong thời gian sớm nhất theo yêu cầu. Riêng về bài toán phí phạt trả nợ trước hạn, được biết, hiện hầu hết các ngân hàng đều áp dụng phí phạt trả nợ trước hạn nếu khoản vay trả trước trong vòng 5 năm, đến năm thứ 6 thì khoản vay nếu được khách hàng trả trước hạn hầu hết miễn phí. Trong 5 năm, tùy theo thời gian vay mà phí phạt trả trước giảm dần, dao động từ 5 - 0,5%. Với khách hàng doanh nghiệp mức phí phạt thấp hơn. Còn với người dân, mức phí phạt trả nợ trước hạn khá cao.

Hiện nay, các ngân hàng sẽ có mức phí phạt khi trả sớm khác nhau, thông thường các khoản phạt nợ trước hạn được các ngân hàng áp dụng ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng phải nộp phạt khá lớn. (Ở trên là bảng phí tất toán khoản vay trước hạn dành cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng được các ngân hàng áp dụng phổ biến trên thị trường hiện tại)

"Thông thường, các khoản vay khi trả nợ trước hạn bị phạt, đều từ trên 1 năm, không phải bổ sung vốn lưu động, vay kinh doanh đầu tư ngắn hạn. Do đó, các doanh nghiệp có các khoản vay dài hạn trên 1 năm, hay người dân vay tiêu dùng sửa chữa nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản... đều sẽ khá ngại khoản phí phạt này đặc biệt nếu số dư nợ vay lớn.

Mặc dù vẫn biết ngân hàng có biểu phí phí tất toán khoản vay trước hạn theo thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng, nhằm để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn nên các ngân hàng buộc phải phụ thu phí này, nhưng trong bối cảnh việc hấp thụ vốn yếu và năng lực trả nợ, chịu đựng chi phí tài chính cao của người dân, doanh nghiệp, thì song song với giảm lãi suất cho vay, việc tính toán để giảm mức phí phạt là cần thiết", vị chuyên gia chia sẻ.

Ngoài ra, phí trả nợ trước hạn theo nhiều chuyên gia hiện cũng đang là vấn đề rào cản đối với nhu cầu chuyển khoản vay để hưởng lãi suất cạnh tranh theo Thông tư 06 mà nhiều ngân hàng đang triển khai. Theo đó, nhiều người có nhu cầu chuyển khoản nhưng tính toán cộng phí trả nợ trước hạn, chi phí khoản vay có khi còn cao hơn so với mức lãi cạnh tranh được hưởng khi dịch chuyển sang ngân hàng khác. Một chuyên gia nhận định điều này có thể khiến ưu điểm quy định của Thông tư 06 sẽ bị rơi vào tình trạng được các ngân hàng triển khai các chương trình mang tính "hình thức", ít hiệu quả thực tế.

 

Mức phí tất toán khoản vay trước hạn hiện đang áp dụng tại một số ngân hàng là: 

Vietcombank: Áp dụng cho khách hàng theo gói vay mua nhà đất: Phí trả nợ trước hạn hạn 3 năm đầu kể từ ngày giải ngân đầu tiên: 2%; Năm thứ 4 - 5: 1%; Từ năm thứ 6 khách hàng sẽ không phải nộp phí phạt trước hạn.

Agribank: Tùy theo gói vay, nếu là vay theo gói ưu đãi có thể chịu phí phạt trả nợ trước hạn 1 - 2%; Thông thường là 0%. 

Vietinbank: Tùy theo sản phẩm vay, có miễn phí và có mức phí từ 0,2%/ khoản vay -2%. 

VIB: Với khách hàng vay theo gói vay thế chấp như vay mua ô tô, vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay thế chấp sổ đỏ, phí phạt trả nợ trước hạn từ 1,5 - 2,5% tùy vào thời gian trả và số dư nợ còn lại.

OCB: Áp dụng cho khoản vay sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 1,5%; cho khách hàng cá nhân từ 1,5 - 4%/ dư nợ còn lại trong 5 năm đầu...

Xem thêm: lmth.31422000042210202-nah-court-on-art-ihp-os-nad-iougn-peihgn-hnaod/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp, người dân sợ phí trả nợ trước hạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools