vĐồng tin tức tài chính 365

Elon Musk - tỷ phú sở hữu thế lực địa chính trị tự thân

2023-09-29 09:19

Hầu hết nhà lãnh đạo doanh nghiệp suốt đời không tạo ra một sự cố chính trị quốc tế nào. Nhưng Elon Musk đã làm điều đó hai lần trong tháng này. Đầu tiên, tỷ phú này khiến Ukraine phẫn nộ vì những tiết lộ mới đây trong cuốn tiểu sử bản thân rằng ông đã từng từ chối yêu cầu kích hoạt dịch vụ vệ tinh Starlink tại Crimea, qua đó ngăn chặn cuộc tấn công của Ukraine vào hải quân Nga.

Vài ngày sau, Đài Loan chỉ trích ông vì nói rằng Trung Quốc nhìn nhận hòn đảo giống như cách Mỹ nhìn nhận Hawaii. Đó chỉ là một vài trong số loạt chương trình nghị sự ngoại giao của Musk trong tháng này, bao gồm các cuộc gặp với những nhà lãnh đạo Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Ảnh hưởng quốc tế của Musk đặt ra một vấn đề thú vị đối với Mỹ. Trong một thế giới mà vai trò lãnh đạo địa chính trị ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, Musk lẽ ra phải là một trong những "tài sản" quan trọng nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, ông ấy là một thế lực độc lập, theo WSJ.

Elon Musk tại hội nghị Viva Technology ở Porte de Versailles (Pháp) ngày 16/6. Ảnh: Reuters

Elon Musk tại hội nghị Viva Technology ở Porte de Versailles (Pháp) ngày 16/6. Ảnh: Reuters

Trong lịch sử, từng có những doanh nhân sở hữu sức ảnh hưởng địa chính trị không nhỏ. Những năm 1700, tập đoàn thương mại và quân đội tư nhân Đông Ấn thực sự là thế lực chính trị độc lập khi họ xâm chiếm Ấn Độ để theo đuổi lợi nhuận. "Một hoàng tử vĩ đại phụ thuộc vào niềm vui của tôi; một thành phố sang trọng nằm trong tầm tay của tôi", Robert Clive, lãnh đạo trên thực tế của Đông Ấn nói trước Quốc hội Anh.

Hay William Randolph Hearst, Chủ tập đoàn truyền thông Hearst Corporation, nhà sáng lập New York Journal, đã xúi giục Mỹ tham chiến với Tây Ban Nha để bán báo. Hay Henry Ford, người theo chủ nghĩa biệt lập, đã cố gắng giữ Mỹ đứng ngoài cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Năm 1940, ông phủ quyết hợp đồng chế tạo động cơ máy bay chiến đấu cho Anh.

Trong Chiến tranh Lạnh, ông trùm Armand Hammer, Nhà sáng lập và CEO hãng dầu khí Occidental Petroleum tham gia gây căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ. Trong khi, George Soros, Nhà sáng lập Soros Foundation, đã sử dụng tiền kiếm được từ các vụ đánh cược vào tiền tệ ở một quốc gia này để gây sức ép lên nước khác.

Ngày nay, Elon Musk có được ảnh hưởng không phải nhờ khả năng kiểm soát dầu mỏ, vốn hay quân đội tư nhân mà là nhờ những công nghệ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế, an ninh quốc gia và dư luận.

NASA và Lầu Năm Góc phụ thuộc rất nhiều vào SpaceX do Musk sở hữu để thực hiện các hoạt động đi vào vũ trụ. Tuy nhiên, Gregory Allen, Giám đốc Trung tâm Wadhwani về Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ tiên tiến thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), lưu ý SpaceX không giống như các nhà thầu quốc phòng truyền thống.

Trong khi những nhà thầu khác có doanh số bán hàng gần như hoàn toàn phụ thuộc vào phê duyệt của chính phủ thì SpaceX lại không. Do đó, Musk cảm thấy ít có nghĩa vụ phải điều chỉnh quan điểm của mình phù hợp với quan điểm của Washington.

Sau khi Nga đánh sập dịch vụ vệ tinh của Ukraine trong những giờ đầu của cuộc tiến công vào tháng 2/2022, Musk cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink để giúp nước này khôi phục kết nối trên chiến trường. Tuy nhiên, ông từ chối phủ sóng Starlink tại Crimea với lý do tránh "đồng lõa rõ ràng với một hành động chiến tranh và leo thang xung đột lớn".

Trong khi đó, Tesla không phải là nhà sản xuất xe điện duy nhất trên thế giới nhưng là nhà sản xuất tiên tiến và uy tín nhất, theo WSJ. Các nhà lãnh đạo quốc gia có thể thấy rằng việc mời được Tesla đến xây một nhà máy sẽ mang lại sự bảo đảm cho tương lai của ngành xe điện ở nước họ.

Đó là lý do tại sao Trung Quốc phá lệ, cho phép Tesla sở hữu hoàn toàn công ty con thay vì phải lập liên doanh, vào năm 2019. Bắc Kinh đặt cược rằng, với nhà máy ở Thượng Hại, sự hiện diện của Tesla sẽ tiếp thêm động lực cho các thương hiệu nội địa. Đó là lý do tại sao Arab Saudi đang thảo luận với Tesla về một khoản đầu tư nhưng Musk đang phủ nhận.

Cuối cùng, mặc dù việc mua lại Twitter (nay là X) của Musk có vẻ vô cùng thua thiệt về mặt tài chính nhưng lại có tác dụng tích cực về chính trị. Là nền tảng truyền thông có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới, sở hữu X giúp Musk có quyền quyết định ai sẽ được lắng nghe, được ủng hộ và ai sẽ bị lọc, cấm hiện diện.

Chỉ có Mỹ mới có thể sản sinh ra một doanh nhân như Elon Musk, người đã di cư từ Nam Phi đến Canada khi còn là một thiếu niên và sau đó đến Mỹ. "Mỹ thực sự là nơi chắt lọc tinh thần khám phá của con người", Walter Isaacson, nhà nghiên cứu lịch sử, tác giả cuốn tiểu sử về Musk, nhận định.

Và có lẽ cũng chỉ ở Mỹ, Musk mới có được nhiều quyền tự chủ về chính trị như vậy. Musk gần như liên tục xung đột với nhà nước, từ Ủy ban Thương mại Liên bang đến Bộ Tư pháp. Trong khi ở vài nước khác, bất đồng quan điểm với chính trị gia có thể khiến doanh nhân trả giá bằng công việc kinh doanh, sự tự do hoặc cả hai. Ở Mỹ, nơi quyền lực được phân tán giữa các nhánh và đảng phái khác nhau, Musk có chỗ để phát triển mạnh mẽ.

Thực tế, cũng có những doanh nghiệp có ảnh hưởng ngoại giao, địa chính trị không nhỏ. Tuy nhiên, họ không có thái độ, cách phản ứng như Musk. Do đó, ảnh hưởng của Musk về mặt nào đó cũng gây ra không ít lo ngại. Quan trọng hơn, vì chính sự độc lập của Musk với chính phủ Mỹ nên bản thân ông lại dễ bị chi phối và nhún nhường trước Trung Quốc hơn.

Sự tôn trọng của Musk đối với Trung Quốc còn mở rộng đến Twitter. Ngay sau khi mua mạng xã hội này, ông nói nền tảng sẽ phải cẩn thận với "những từ ngữ sử dụng liên quan đến Trung Quốc, bởi vì hoạt động kinh doanh của Tesla có thể bị đe dọa".

Không chỉ mình Musk thường tỏ ra đối đầu với các chính trị gia Mỹ trong khi thân thiện với Bắc Kinh. Thực tế, CEO của nhiều công ty cũng làm như vậy, từ Walt Disney đến JPMorgan Chase. Tuy nhiên, sự khác biệt là số phận của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc nước nào có công nghệ tốt nhất, hơn là khoản vay ngân hàng hay bộ phim hoạt hình hay nhất.

Cách chắc chắn nhất để làm giảm quyền lực của Musk đối với quan hệ quốc tế là làm giảm ảnh hưởng của ông đối với công nghệ. Các đối thủ cạnh tranh đang nỗ lực làm suy yếu thị phần của SpaceX và X. Đối với ôtô điện, giờ đây khi các thương hiệu Trung Quốc đã bắt kịp, Tesla có thể bị loại khỏi thị trường này giống như các công ty nước ngoài khác, một khi Bắc Kinh không còn thấy hữu ích. Nhưng khi ấy, Musk có thể ít bị tổn thương hơn trước Trung Quốc vì không còn doanh số bán hàng ở đó để phải lo lắng.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.6018564-naht-ut-irt-hnihc-aid-cul-eht-uuh-os-uhp-yt-ksum-nole/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Elon Musk - tỷ phú sở hữu thế lực địa chính trị tự thân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools