Hàng trăm mét thân đê biển Tây tại xã Khánh Bình Tây vừa được gia cố bằng đá, vòng ngoài biển (góc trên bên phải) là đê chắn sóng - Ảnh: CHÍ QUỐC
Sạt lở nhiều nhất là tại xã Khánh Tiến (huyện U Minh), với đoạn đê dài chưa tới 10km nhưng nhiều đoạn sóng cuốn mất đất rừng, sắp "ngoạm" vào đê biển.
Đa phần người dân sống ven rừng bị mất nhà do sóng biển làm sạt lở đã được bố trí vào khu tái định cư Hương Mai (xã Khánh Tiến).
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, nếu không xử lý kịp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể vỡ đê trong mùa mưa bão, đe dọa hơn 26.000 hộ dân sống ven biển Tây tỉnh Cà Mau đang sản xuất 128.900 hecta đất nông nghiệp...
Cà Mau đã đề xuất tạm ứng 10 tỉ đồng để khắc phục các vị trí sạt lở. Tỉnh cũng dùng 4 tỉ đồng từ nguồn kết dư dự án đầu tư nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau nhằm xử lý mái đê theo lệnh khẩn cấp tại những vị trí đặc biệt nguy hiểm.
Nhiều nhóm người dầm mình trong sóng biển khẩn trương gia cố đê để bảo vệ vùng sản xuất bên trong - Ảnh: CHÍ QUỐC
Rọ đá với đá to được kết lại bằng lưới sắt là giải pháp để chắn sóng, giảm sạt lở - Ảnh: CHÍ QUỐC
Biển cảnh báo ở những vị trí xung yếu trên đê, bên trong người dân vẫn sinh hoạt bình thường - Ảnh: CHÍ QUỐC
Sống ven cánh rừng đang bị sóng biển nuốt dần, bà Trần Mỹ Nương (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) vẫn đi lại như thế này để qua thân đê trồng rẫy - Ảnh: CHÍ QUỐC
Khu tái định cư Hương Mai dành cho người dân sống trong vùng nguy hiểm ven biển Tây - Ảnh: CHÍ QUỐC
Cà Mau đang nỗ lực gia cố, không để vỡ đê, để bảo vệ cuộc sống người dân bên trong đê - Ảnh: CHÍ QUỐC
Căn nhà bên trong thân đê bị sạt lở đang được khắc phục, nếu không chẳng bao lâu nhà sẽ “trôi” xuống biển - Ảnh: CHÍ QUỐC
TTO - Ngày 27-8, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã ký quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. Đoạn thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.
Xem thêm: mth.80345510160900202-uam-ac-o-yat-neib-ed-uuc-cus-nod/nv.ertiout