vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu hơn 3 tỉ USD/năm, thế giới đã công nhận chất lượng gạo Việt

2020-09-06 13:24

Số lượng xuất khẩu gạo giảm nhưng giá trị kim ngạch lại tăng nhờ chất lượng gạo Việt Nam ngày càng tốt hơn.

Từ 5-7 năm nay mô hình lúa VietGap, lúa hữu cơ đang đi vào cuộc sống. Ảnh: Giang Nguyễn
Từ 5-7 năm nay mô hình lúa VietGap, lúa hữu cơ đang đi vào cuộc sống. Ảnh: Giang Nguyễn

Chất lượng tăng đẩy giá gạo Việt Nam tăng

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), lượng gạo xuất khẩu tháng 8 ước đạt 500.000 tấn với giá trị 251 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn và 2,2 tỉ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam đạt 487,2USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất gồm Senegal (gấp 19,8 lần đạt 41,4 nghìn tấn và 14,7 triệu USD); Indonesia (gấp 3,1 lần đạt 59,3 nghìn tấn và 33,3 triệu USD) và Trung Quốc (tăng 84% đạt 493,1 nghìn tấn và 293,4 triệu USD).

Điều này cho thấy, giá trị gạo Việt đang được nâng cao trên thị trường quốc tế, được nhiều nước đón nhận và nhiều tín hiệu lạc quan cho thấy, lần thứ hai Việt Nam có khả năng lập lại vị trí quán quân về xuất khẩu gạo (lần thứ nhất vào năm 2012).

Trên thị trường quốc tế, gạo 5% tấm của Việt Nam đã bước sang tuần thứ 3 ổn định ở mức giá 488-492USSD/tấn, “vượt mặt” cả giá gạo cùng loại của Thái Lan – một “đối thủ” nặng ký của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Hệ thống canh tác, chế biến liên tục được cải tiến

Theo ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – BVTV (Bộ NNPTNT), về khâu tổ chức sản xuất, 5 năm qua, nước ta đã có đề án về IPM (quản lí dịch hại tổng hợp) về sản xuất nói chung, trong đó đặc biệt quan tâm giành cho cây lúa tại 63 tỉnh thành, bởi đây là cây trồng trọng điểm quốc gia về đảm bảo an ninh lương thực cũng như cho mục tiêu xuất khẩu.

Những năm gần đây, ý thức, trình độ sản xuất của nông dân đã được nâng lên rõ rệt, giúp tình hình sâu bệnh trên cả nước đã giảm rất mạnh, không có các dịch bệnh nghiêm trọng trên lúa. Vì vậy việc sử dụng thuốc BVTV trên lúa rất hạn chế, giúp nguy cơ có dư lượng thuốc BVTV trên lúa gạo gần như không có.

Tại các tỉnh sản xuất lúa trọng điểm vùng ĐBSCL, những năm qua, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương, nông dân, hợp tác xã phối hợp với các doanh nghiệp đã rất tích cực triển khai các chương trình sản xuất bền vững, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng khoa học và hạn chế tối đa việc lạm dụng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên cây lúa như chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", sản xuất theo SRI (hệ thống canh tác lúa cải tiến)…

Chất lượng lúa, gạo Việt Nam ngày càng tăng được thế giới công nhận. Ảnh minh họa
Chất lượng lúa, gạo Việt Nam ngày càng tăng được thế giới công nhận. Ảnh: TL

“Có những vùng cả 10 năm qua đã không cần phải dùng tới thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ trên lúa.

Đây là những nền tảng hết sức quan trọng để sản xuất lúa của Việt Nam hiện nay hoàn toàn tự tin đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn thực phẩm không chỉ đối với gạo xuất khẩu mà cả đối với gạo tiêu dùng trong nước” – ông Nguyễn Quý Dương khẳng định.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) – ông Nguyễn Như Cường cũng khẳng định với PV Lao Động: Ngoài được đầu tư khoa học công nghệ, ngành lúa gạo của Việt Nam đã có được bộ giống rất tốt, cho năng suất, chất lượng gạo cao, ngắn ngày.

Điều đáng nói là, trong sản xuất, người dân nhận thức được và thực hiện các gói kỹ thuật về canh tác, thực hiện “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả).

“Các vùng trồng lúa tại Việt Nam đều chung, không có chuyện phân chia riêng về vùng trồng lúa để xuất khẩu và vùng trồng lúa để bán ở thị trường trong nước. Như vậy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của gạo xuất khẩu và gạo tiêu dùng trong nước không có sự khác biệt” – ông Nguyễn Như Cường khẳng định .

Đối với các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ, các đợt phải phun thuốc BVTV muộn rất ít xảy ra, thường phun muộn nhất là đối với rầy lứa 6, lứa 7, lúc lúa mới chỉ chắc xanh đến đỏ đuôi. Vì vậy từ lúc phun tới lúc lúa gặt, thời gian cũng còn khoảng 15-20 ngày nữa, trong khi thời gian cách ly của thuốc BVTV cũng chỉ khoảng 7 ngày, nên nguy cơ tồn dư thuốc BVTV đáng kể trên gạo cũng là vô cùng thấp.

(Ông Nguyễn Quý Dương-Phó Cục trưởng Cục BVTV)

Xem thêm: odl.228338-teiv-oag-gnoul-tahc-nahn-gnoc-ad-ioig-eht-mandsu-it-3-noh-uahk-taux/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu hơn 3 tỉ USD/năm, thế giới đã công nhận chất lượng gạo Việt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools