vĐồng tin tức tài chính 365

Cơn sóng bán tháo càn quét Phố Wall, tại sao giới chuyên gia lại cho rằng đây là điều cần thiết đối với thị trường?

2020-09-06 13:42

Tháng trước, khi ứng dụng dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ Robinhood công bố kế hoạch ẩn mục hiển thị về danh sách cổ phiếu mà khách hàng đang mua, các nhà theo dõi số liệu đã rất tiếc nuối. Việc ghi chép lại động thái của nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ đã trở thành một điều thú vị đối với họ. Họ sẽ làm gì nếu không có những thông tin đó?

Dẫu vậy, cảm giác trống trải đó lại không tồn tại lâu. Vào thứ Hai, nhờ đợt chia tách cổ phiếu của Apple và Tesla, nhu cầu của nhóm nhà đầu tư "tay mơ" một lần nữa được thúc đẩy mạnh mẽ, khi lượng đặt mua của họ đã khiến nhiều trang web môi giới trên Phố Wall gặp sự cố. Làn sóng mua vào đã giúp vốn hóa của 2 công ty này tăng thêm 200 tỷ USD, kéo dài đà tăng mạnh mẽ vốn có.

Giờ đây, những thành quả đó đã đi vào dĩ vãng, khi thị trường chứng kiến đợt giảm điểm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do đó, tình trạng bán tháo diễn ra đối với cổ phiếu Apple và Tesla là một tin dữ đối với bất kỳ nhà đầu tư nào đã rót tiền sau đợt chia tách. Đây cũng là một lời nhắc nhở rằng các cổ phiếu này không phải lúc nào cũng tăng giá - trái ngược với câu nói trước đó mà họ thường rỉ tai nhau. Còn đối với những nhà đầu tư kỳ cựu, thì cơn sóng bán tháo hôm thứ Năm lại là sự điều chỉnh diễn ra khá muộn.

Gerry Sparrow – chủ tịch của Sparrow Capital Management, nhận định: "Bạn thấy có những người cho rằng thị trường chỉ tăng giá và điều đó lại không xảy ra. Thị trường có diễn biến theo hình parabol và cuối cùng tình trạng bán tháo đã xảy đến."

Dù hồi phục mạnh mẽ trong những giờ giao dịch cuối cùng của tuần này, Nasdaq 100 vẫn giảm 6,4% trong 2 phiên vừa qua. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 2 ngày kể từ tháng 3. Cuối tuần này, cổ phiếu Apple giảm 9,9% so với mức đỉnh thiết lập hôm thứ Ba, trong khi Tesla mất tới 22% trong 4 ngày. Về mặt kỹ thuật, Tesla đã rơi vào thị trường "con gấu", nhưng sau đó đã hồi phục nhẹ ở phiên 4/9.

Cơn sóng bán tháo càn quét Phố Wall, tại sao giới chuyên gia lại cho rằng đây là điều cần thiết đối với thị trường?  - Ảnh 1.

Nasdaq 100 giảm điểm 2 phiên liên tiếp, dời đỉnh lịch sử.

Dù vẫn còn quá sớm để xác định rằng quãng thời gian dẫn đầu của cổ phiếu công nghệ đã kết thúc hay chưa, nhưng một số nhà đầu tư nhận thấy rằng diễn biến đảo ngược này là điều cần thiết, thậm chí lành mạnh đối với thị trường. Sự thống trị trong mỗi phiên giao dịch được thúc đẩy bởi việc người dân buộc phải ở trong nhà do các biện pháp cách ly, phong tỏa là dấu hiệu cho thấy triển vọng ảm đạm của nền kinh tế.

Ben Emons – giám đốc điều hành của Medley Global Advisors, nhận định: "Nhu cầu đối với cổ phiếu công nghệ phản ánh kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ ‘sa lầy’ trong bối cảnh người dân phải ở nhà trong một thời gian dài." Ông nói thêm, số liệu kinh tế mới công bố cho thấy kết quả tốt hơn dự báo chứng tỏ rằng nền kinh tế mở cửa trở lại đã tạo ra được sức hút.

Điều này có thể nhận thấy trong đà bán tháo trong tuần qua, với cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu giá trị có diễn biến vượt trội hơn so với các chỉ số tham chiếu. Chỉ số KBW Bank ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, tăng 1,1%. Ở phiên 3/9, Russell 1000 Value Index cũng có đà tăng vượt trội so với các chỉ số khác ở mức lớn nhất kể từ năm 2008. Trong khi đó, S&P 500 – Apple, Microsoft và Amazon vốn chiếm tỷ trọng lớn, giảm 2,3% trong 5 ngày, ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 6.

Cơn sóng bán tháo càn quét Phố Wall, tại sao giới chuyên gia lại cho rằng đây là điều cần thiết đối với thị trường?  - Ảnh 2.

Rusell 1000 Value (gồm các cổ phiếu giá trị) ghi nhận phiên khởi sắc nhất kể từ năm 2008 nhờ làn sóng bán tháo.

Seema Shah – chiến lược gia trưởng tại Principal Global Investors, cho hay: "Chu kỳ này đang ở giai đoạn bắt đầu. Nhu cầu đối với cổ phiếu công nghệ vẫn tiếp tục, nhưng chỉ là đã đạt đỉnh trong 6 tháng vừa qua."

Dẫu vậy, Nasdaq Composite vẫn tăng 66% kể từ ngày 23/3. Điều này cho thấy sự hưng phấn của nhà đầu tư đối với lĩnh vực công nghệ đã kéo dài và đi rất xa, với các cổ phiếu vốn hóa lớn đều ghi nhận thêm 6 nghìn tỷ USD trong 5 tháng.

Hơn nữa, thị trường vẫn cho thấy những dấu hiệu rất… sôi động. Các thước đo biến động đang tăng lên cùng với diễn biến của cổ phiếu. Ngay cả khi nhiều cổ phiếu chạm định, các trader vẫn lựa chọn đặt cược vào việc thị trường tăng giá, chứ không phải giảm kỷ lục. Nasdaq 100 vừa có đà tăng không ngừng nghỉ kể từ thời kỳ dot-com, S&P 500 cũng chỉ giảm 5 ngày trong tháng 8.

Sự kịch tính trong tuần này còn trở nên hấp dẫn hơn khi SoftBank mua các quyền chọn trị giá tỷ USD đối với cổ phiếu công nghệ Mỹ trong tháng vừa qua, buộc các bên bán phải mua cổ phiếu cơ sở (underlying stock) và tiếp tục thúc đẩy giá cổ phiếu. Điều này diễn ra cùng lúc với hoạt động giao dịch quyền chọn của các "day trader", tạo ra diễn biến hấp dẫn trên thị trường.

Cơn sóng bán tháo càn quét Phố Wall, tại sao giới chuyên gia lại cho rằng đây là điều cần thiết đối với thị trường?  - Ảnh 3.

Cổ phiếu Apple và Tesla trượt dốc sau đợt chia tách cổ phiếu.

Kathy Jones – chiến lược gia trưởng mảng trái phiếu tại Schwab Center của Financial Research, cho hay: "Đó là một dấu hiệu tốt. Thị trường đã tăng giá trong nhiều ngày, nhiều tuần liên tục và chắc chắn điều này sẽ dẫn đến sự điều chỉnh."

Như vậy, các cổ phiếu vốn dẫn đầu đà tăng đang cùng nhau đi xuống. Trong vài tháng qua, nhà đầu tư đã đổ tiền vào những công ty hoạt động mạnh mẽ trong thời gian nhiều người phải ở trong nhà, tranh giành cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và nhất là nhóm FANG, với lượng tiền mặt dồi dào, kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ và có ít nhân sự hơn nhiều doanh nghiệp khác.

Tham khảo Bloomberg

Xem thêm: nhc.34821850150900202-gnourt-iht-iov-iod-teiht-nac-ueid-al-yad-gnar-ohc-ial-aig-neyuhc-ioig-oas-iat-llaw-ohp-teuq-nac-oaht-nab-gnos-noc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơn sóng bán tháo càn quét Phố Wall, tại sao giới chuyên gia lại cho rằng đây là điều cần thiết đối với thị trường?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools