vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc lần đầu ra hướng dẫn về phòng vệ chính đáng

2020-09-07 15:11

Ngày 3/9, bản hướng dẫn được Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, và Bộ Công an Trung Quốc cùng phối hợp ban hành. Dù không cung cấp câu trả lời chính xác cho lực lượng chấp pháp trong từng trường hợp cụ thể, bản hướng dẫn sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan.

Động thái trên nhằm mục đích điều chỉnh lại "một số hướng tư duy có vấn đề", Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu của Tòa án tối cao Khương Khởi Ba nói.

Một số vụ án ban đầu có vẻ không có yếu tố phòng vệ chính đáng nên cần được nhìn nhận xuyên suốt trước khi cơ quan chức năng vội đi đến kết luận. "Trạng thái tâm lý và sự căng thẳng của bị cáo khi gặp phải hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp cũng cần phải được cân nhắc", ông Ba cho biết.

Theo hướng dẫn mới, căn cứ đề phòng vệ chính đáng sẽ bao gồm hành vi chống lại sự xâm phạm tư gia, giữ người bất hợp pháp, xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, tài sản cá nhân hoặc nhà nước. Tuy nhiên, người dân chỉ có thể phòng vệ chính đáng trong tình thế như: khi hành vi trái phép vẫn đang tiếp diễn, khi kẻ tấn công vẫn có phương tiện và ý định thực hiện hành vi trái phép dù đã bị tạm thời ngăn chặn, hoặc khi đuổi tội phạm để lấy lại tài sản.

Với trường hợp kẻ tấn công có các hành vi nghiêm trọng đang tiếp diễn như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, và bắt cóc, bị cáo sẽ không bị truy tố hình sự nếu hành vi phòng vệ chính đáng gây thương tích hoặc chết người.

Việc ban hành hướng dẫn về phòng vệ chính đáng diễn ra khi ngày càng nhiều người lo ngại về quyền tự vệ. Thời gian gần đây, một số vụ án chấn động và gây tranh cãi đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về việc liệu bị cáo có được phép thực hiện quyền tự vệ trong những tình huống như vậy hay không.

Ví dụ, năm 2017, Vu Hoan, 22 tuổi, bị tòa án tỉnh Sơn Đông kết tội Cố ý gây thương tích, lãnh án chung thân do đâm chết một người và làm bị thương ba người khác. Tuy nhiên, hoàn cảnh Hoan gây án khiến hàng trăm triệu người lên tiếng phản đối hình phạt trên.

Bản án của Vu Hoan làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận về quyền tự vệ. Ảnh:China Daily.

Bản án của Vu Hoan làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận về quyền tự vệ. Ảnh: China Daily.

Trước khi bị đâm, bốn nạn nhân tới văn phòng của mẹ Hoan để đòi nợ. Hoan cũng có mặt nhưng bị khống chế và phải chứng kiến cảnh đám người kia làm nhục mẹ mình, thậm chí còn gợi ý bà bán dâm trả nợ. Một lúc sau, cảnh sát tới nhưng chỉ cảnh cáo miệng đám người đòi nợ rồi rời đi. Quá tức giận, Hoan cầm dao gây án.

Khi vụ án được truyền thông đưa tin ngày càng nhiều, luật sư của Hoan kháng cáo với căn cứ phòng vệ chính đáng. Bản án chung thân sau đó bị hủy và đổi thành 5 năm tù. Theo tòa án, hành động của Hoan có mục đích tự vệ nhưng vượt quá giới hạn.

Sau khi những vụ án này xảy ra, các chuyên gia pháp lý kêu gọi đặt ra quy định rõ ràng hơn về phòng vệ chính đáng. Năm 2017, ông Thẩm Đức Vịnh, nguyên Phó Chánh án tòa tối cao Trung Quốc, nói rằng quy định về phòng vệ chính đáng còn mơ hồ nên phán quyết của tòa thường dựa vào thẩm phán.

Quốc Đạt (Theo CGTN, The Paper, China Daily)

Xem thêm: lmth.2277514-gnad-hnihc-ev-gnohp-ev-nad-gnouh-ar-uad-nal-couq-gnurt/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc lần đầu ra hướng dẫn về phòng vệ chính đáng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools