vĐồng tin tức tài chính 365

Ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 là chưa có tiền lệ

2020-09-07 15:12

Cụ thể, trong bảng báo cáo có tên “Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Tác động của COVID-19” đăng tải hôm 1-9, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) nhận định với những ảnh hưởng "vô tiền khoáng hậu", đại dịch COVID-19 đang chồng thêm thách thức lên nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn hại vì thương chiến Mỹ-Trung.

Đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra này cũng đã tạo ra nhiều khó khăn bất ngờ cho các nhà hoạch định chính sách. 

Theo CRS, tùy vào mức độ suy thoái, thương mại toàn cầu có thể giảm 18%, kéo theo thiệt hại kinh tế nặng nề cho nhiều quốc gia. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng sẽ giảm từ 3% xuống 6,0% trong năm 2020 và chỉ hồi phục một phần vào năm 2021 với điều kiện đại dịch phải được kiểm soát tốt và không có làn sóng lây nhiễm tiếp theo. 

Ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 là chưa có tiền lệ - ảnh 1
Đại dịch COVID-19 đẩy nền kinh tế thế giới và làn sóng suy thoái mới. Ảnh: AP

Hồi cuối quý 2, các tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đồng loạt hạ dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2020 so với báo cáo trước đó, phản ánh tình trạng xấu đi nhanh chóng của nền kinh tế.

Cụ thể, IMF điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm -4,9% trong năm 2020, thay vì +3,4% như công bố hồi tháng 4. OECD hạ dự báo từ +2,9% xuống -6% đến -7,6%. Còn WB thì hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ +2,9% xuống -5,2%.

Trong nhóm dự báo trên, đáng chú ý là dự báo sóng đôi của OECD đưa ra vào ngày 10-6. Tổ chức này đã cập nhật rằng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 6% đến 7,6% vào năm 2020, tùy thuộc làn sóng lây nhiễm mới có xuất hiện hay không. Nếu điều tồi tệ xảy đến, kinh tế toàn cầu có thể thu hẹp đến 7,6% trong năm nay và phục hồi với tốc độ tăng trưởng chỉ 2,8% trong năm 2021.

Kịch bản sóng đôi trên cho thấy sự không chắc chắn của OECD về sức khỏe nền kinh tế thế giới trong khoảng thời gian còn lại của năm 2020. Đây cũng là thực trạng mà nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang phải đối mặt, bởi tương lai của dịch bệnh vẫn còn bất định. 

Báo cáo của CRS chỉ ra sự bất định mà đại dịch COVID-19 phủ lên nền kinh tế xuất phát từ sự khó lường của virus SARS-CoV-2 khiến các tập đoàn trì hoãn quyết định đầu tư, nhiều công ty mấp mé bên bờ vực phá sản nhưng không tìm được chiến lược để tự cứu mình...

Ngoài ra, sự phức tạp của đại dịch lần này cũng làm giảm hiệu quả mà các chính sách kích cầu kinh tế đáng ra có thể mang lại, khiến thị trường dễ rơi vào tình thế bất trắc.

Cũng theo CRS, nhìn chung bản đồ kinh tế thế giới vẫn có vài điểm sáng. Một số quốc gia kiểm soát dịch hiệu quả hoặc có chính sách tài khóa và tiền tệ tốt đang bước đầu phục hồi nền kinh tế. Kinh tế toàn cầu có thể sẽ dần phục hồi từ quý 3 năm nay. Tuy nhiên, kết quả của mọi nỗ lực vẫn còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.

Vụ Khảo cứu Quốc hội (Congressional Research Service - CRS) là cơ quan khảo cứu chính sách công của Quốc hội Mỹ, trực thuộc Thư viện Quốc hội. CRS được xây dựng dựa trên nguyên tắc phi đảng phái và lưu hành nội bộ, chỉ phục vụ riêng cho các nghị sĩ, nhân viên của ủy ban Quốc hội. Các bảng báo cáo từ vụ này vốn không được phổ biến tới công chúng, chỉ một ít trong số đó được công bố trên website. 

Singapore, Malaysia đồng loạt tung gói cứu trợ kinh tế
(PL)- Tờ The Straits Times ngày 6-4 đưa tin Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố gói cứu trợ kinh tế trị giá khoảng 2,3 tỉ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này trước tác động của lệnh phong tỏa toàn quốc.

Xem thêm: lmth.688639-el-neit-oc-auhc-al-91divoc-auc-et-hnik-gnouh-hna/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 là chưa có tiền lệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools