vĐồng tin tức tài chính 365

Môi giới bất động sản âm thầm xoay sở thời Covid-19: Thất nghiệp, chuyển nghề...

2020-09-07 19:44

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020, tổ chức ngày 10-7, tại Hà Nội cho biết tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước. Đây là mức tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10 năm qua, trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp.

Ở lĩnh vực bất động sản, số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê cho thấy trong 7 tháng đầu năm, có 927 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tạm dừng kinh doanh. Còn theo Hiệp hội môi giới bất động sản trong 2 quý đầu năm có đến hơn 800 sàn giao dịch đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Với gần một nghìn doanh nghiệp BĐS tạm dừng hoạt động sẽ có tới cả chục nghìn người lao động mất việc theo.

Việc môi giới bất động sản thất nghiệp, chuyển sang nghề khác có lẽ chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Covid-19 hoành hành khiến thị trường đóng băng, dự án bung ra không khách nào ngó đến, môi giới bất động sản trở nên thừa thãi. Cầm cự mãi không được, nhiều môi giới đành chuyển sang chạy Grab, bán trà đá, hải sản hoặc kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập. Nhiều môi giới đã không trụ nổi tại các thành phố lớn đành tạm thời lánh về quê đợi dịch bệnh kết thúc.

Hồ Thị Nhân, một môi giới bất động sản tại Hà Nội tâm sự, khi dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm, Nhân quyết định về quê chờ hết dịch để lên đi làm lại. Nhưng dịch hết chưa được bao lâu lại bùng phát trở lại, nên chị quyết định bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Cũng theo Nhân, nhiều môi giới cùng công ty cũng chuyển nghề sang chạy Grab, mở quán trà đá hay shipper.

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, 100% các sàn giao dịch, cá nhân môi giới BĐS chịu ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh; vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì phải lo chống dịch. Điều này khiến hàng nghìn môi giới không chỉ rơi vào tình trạng phải chuyển nghề, thậm chí mất luôn "kế sinh nhai".

Trong bối cảnh khó khăn của nghề môi giới, năm từ đầu năm 2020 đã chứng kiến hàng loạt đại gia bất động sản liên tục tung ra những chương trình hỗ trợ sale. Trong đó, có những chương trình hỗ trợ ngắn hạn nhưng cũng có những chương trình hỗ trợ dài hạn.

Đơn cử như để hỗ trợ các sàn giao dịch nhỏ lẻ CenHomes đã công bố chiến lược Cen Xspace hợp tác với các sàn liên kết, sẵn sàng hỗ trợ chỗ ngồi cho nhân viên các sàn này. Theo đó, toàn bộ các sàn liên kết với CenHomes tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM sẽ được cung cấp địa điểm làm việc miễn phí, phong phú, đa dạng phân khúc với khoảng 400 dự án bất động sản trên cả nước. Cùng với kho hàng chung, các sàn liên kết được sử dụng các dịch vụ và công nghệ từ hệ thống CenHomes bao gồm: check căn, đặt cọc, giữ hàng và thanh toán trực tuyến.

Hay mới đây, Apec Group đã tung ra chương trình 1000 học bổng kinh doanh trị giá 16 tỷ đồng. Chương trình mở ra cho những lao động phát triển theo định hướng kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản có kinh nghiêm dưới 1 năm đang chịu ảnh hưởng do Covid. Mỗi suất học bổng sẽ được nhận mức hỗ trợ 3 triệu/tháng và tham dự miễn phí khóa học thực chiến kinh doanh trị giá 10 triệu đồng trong vòng 2 tháng. Được biết, trước đó Apec Group cũng đã triển khai các dự án Siêu thị Hạnh Phúc 0đ, cây ATM gạo trong mùa dịch Covid.

Ông Nguyễn Quang Huy, đại diện Apec Group chia sẻ: “Chúng ta đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi dịch. Trước vấn nạn cắt giảm nhân sự liên tục thì nền kinh tế khó mà trụ vững qua thời kỳ thử thách này. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động bởi yếu tố con người mang tính quyết định đến sức khỏe của nền kinh tế. Chúng tôi hi vọng với chương trình 1000 suất học bổng này cứu trợ được phần nào các cá nhân đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch covid.”

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang “khó chồng khó”, vì thế rất cần có cơ chế hỗ trợ để không gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cũng cho biết đang ghi nhận những khó khăn chung của thị trường BĐS, trong đó có việc hàng loạt môi giới bất động sản chuyển nghề.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, môi giới bất động sản cần được định vị là trung tâm của thị trường, cân bằng mọi hoạt động của thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển một cách minh bạch, bền vững. Chính vì thế, hơn lúc nào hết môi giới cần được sự hỗ trợ đúng mức từ các doanh nghiệp BĐS để có thể sống sót với nghề qua thời kỳ khó khăn của thị trường.

Theo Lan Nhi

Tổ quốc

Xem thêm: nhc.9345429170900202-ehgn-neyuhc-peihgn-taht-91-divoc-ioht-os-yaox-maht-ma-nas-gnod-tab-ioig-iom/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Môi giới bất động sản âm thầm xoay sở thời Covid-19: Thất nghiệp, chuyển nghề...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools