Đầu tư cho công nghệ, dữ liệu, quy trình và chuyển đổi số
Mỗi đợt dịch Covid-19 bùng phát lại tạo tâm lý lo sợ cho người lao động khi họ không nắm được việc hàng ngày mình có tiếp xúc với người mang bệnh không, liệu mình có tình cờ "lây nhiễm" cho người nhà, người thân không? Và khi người lao động làm việc trong tình trạng hoang mang như vậy dẫn đến năng suất lao động giảm sút, dễ gây ra sai sót trong công việc, đôi khi tình trạng làm việc từ xa dẫn đến việc bị mất dữ liệu, không kiểm soát được tình hình và khối lượng công việc, chậm trễ deadline, gây ảnh hưởng và làm mất khách hàng, dẫn đến doanh thu sụt giảm.
Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì? Việc tạo thế chủ động là vô cùng cần thiết khi chúng ta không thể đoán biết được các yếu tố nguy hại tác động lên thị trường và đưa ta vào thế bị động bất cứ lúc nào. Để chủ động thì dù có hay không có dịch Covid-19 chúng ta vẫn có thể linh hoạt ứng biến và làm việc hiệu quả bất cứ lúc nào. Dựa trên động thái của những doanh nghiệp hàng đầu vẫn đang sống ổn và sống tốt trong đại dịch, chúng ta hiểu là cần phải đầu tư vào công nghệ hay chuyển đổi số. Nhưng chuyển đổi số như thế nào là đúng cách, và đầu tư cho công nghệ là đầu tư cho công nghệ gì?
Để có thể làm việc hiệu quả dù chúng ta đang ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cần loại công cụ có thể lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực, giao tiếp công việc dễ dàng nhờ tính bảo mật cao, thiết kế quy trình làm việc một cách tự động để đảm bảo tất cả các khâu được tiến hành liền mạch và không có sai sót. Cần mất rất nhiều thời gian để tiến hành tạo ra một hệ thống hay phần mềm có thể đáp ứng tất cả những điều này, vì cần đòi hỏi tính kịp thời để doanh nghiệp có thể tồn tại. Trên thị trường hiện tại có rất ít phần mềm có sẵn có thể đáp ứng những yêu cầu này, một trong số ít đó là phần mềm quản lý công việc và tài liệu 1C:Document Management của công ty 1C Việt Nam, ngoài tính bảo mật cao và quản lý dữ liệu thông minh, các doanh nghiệp có thể tự vẽ lại quy trình làm việc tự động của doanh nghiệp mình mà chỉ cần một vài thao tác đơn giản. Xem thêm thông tin về phần mềm tại đây.
Liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và sống sót
Tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2020, cứ mỗi ngày lại có hơn 300 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, lao động mất việc làm, cạn kiệt thu nhập, sức mua giảm và lại ảnh hưởng đến doanh nghiệp như một vòng lặp. Vậy khi cầu giảm, cung thừa, doanh nghiệp cần phải làm gì để thích ứng mà vẫn có thể tồn tại? Đó chính là liên kết và hợp tác với nhau. Các doanh nghiệp có thể hợp tác dưới dạng bán chéo, bán kèm sản phẩm dịch vụ, cũng có thể hợp tác dưới hình thức đối tác đại lý, kết hợp với nhau cùng bán sản phẩm do cầu giảm.
Trên thực tế, rất nhiều liên minh các doanh nghiệp ra đời hậu Covid-19, họ cùng hợp tác với nhau để chia sẻ nguồn lực, phương án giải quyết hoặc tạo thành chuỗi kích cầu, cũng như đưa ra các phương án giúp song phương cải thiện tình hình kinh doanh, mô hình này đang rất thành công trong việc giúp doanh nghiệp sống sót và tồn tại sau đại dịch.
Hiện tại, 1C Việt Nam cũng đang triển khai các chương trình đối tác với nhiều chính sách hấp dẫn cho mọi doanh nghiệp, chi tiết về chính sách đối tác của 1C Việt Nam có thể tham khảo thêm trên website: 1c.com.vn.
1C Company là công ty Nga hoạt động trong lĩnh vực phát triển, phân phối, phát hành ứng dụng (giải pháp phần mềm, các dịch vụ liên quan và game), đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, 1C Company đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và cả thị trường khu vực lẫn quốc tế.
1C Việt Nam là công ty con với 100% vốn đầu tư từ 1C Company, chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hệ thống phần mềm. 1C Việt Nam cung cấp những giải pháp toàn diện, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế