Chốt phiên giao dịch, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng nhẹ so với phiên giao dịch sáng cùng ngày.
Chốt phiên giao dịch 9.9, giá bán vàng miếng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC ở mức 55,70 triệu đồng/lượng chiều mua vào, ở chiều bán ra là 56,47 triệu đồng/lượng. Giá bán ra cũng cao hơn 770.000 đồng/lượng. So với mở phiên giao dịch sáng cùng ngày, giá vàng điều chỉnh tăng đồng loạt 50.000 đồng/lượng và 70.0000 đông/lượng ở cả 2 chiều.
Trong khi đó, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 55,80 – 56,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Như vậy, giá vàng điều chỉnh tăng 100.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào - bán ra so với phiên giao dịch sáng cùng ngày. Chênh lệch giá bán hiện cao hơn giá mua 450.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được giao dịch ở mức 53,85 - 56,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Theo khảo sát, chênh lệch giá mua - bán của thị trường vàng tại một số công ty đã được rút ngắn lại nhưng vẫn không kích được sức mua trên thị trường. Theo các nhà phân tích, giá kim loại quý này vẫn chưa thể khởi sắc trong tuần này.
Tính đến 4h30 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch ở ngưỡng 1.929 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với mở phiên sáng.
Theo các chuyên gia, mặc dù vàng giảm do đồng USD tăng giá nhưng mặt hàng kim loại quý được dự báo vẫn nằm trong xu hướng tăng và sự giảm giá chỉ là tạm thời. Cùng với đó, ảnh hưởng của đồng USD đối với vàng chỉ là ngắn hạn.
Hiện tại, giới đầu tư đang dồn sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào ngày 10.9 tới đây. Mọi quyết định của ECB về chính sách tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến đồng Euro, qua đó tác động đến USD và giá vàng.
Được biết, từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng hơn 27%, sau khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đẩy mạnh bơm tiền ra thị trường với các gói kích thích kinh tế bổ sung nhằm giảm bớt tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế.
Xem thêm: odl.886438-nel-id-gnav-ohc-ioh-oc-ehn-gnat-coun-gnort-gnav-aig/ut-uad-et-neit/nv.gnodoal