vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo

2020-09-09 21:50

Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất Nhập khẩu nghiên cứu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và kết hợp hiệu quả giữa dự trữ lưu thông với dự trữ quốc gia.

Chính phủ yêu cầu dừng xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương kiến nghị "không dừng"

Nhập kho gạo tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Nội dung nêu trên được thể hiện trong chỉ thị 13 của Bộ Công Thương về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký ban hành mới đây.

Theo đó, mục tiêu của chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2030, Bộ Công Thương yêu cầu việc cung cấp, phân phối đầy đủ, đa đạng, an toàn các loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thủy sản, rau quả đồ uống…, với chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông nhằm nâng cao chất lượng chế biến lương thực, thực phẩm; giảm giá thành, đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm chế biến để người dân có thể tiếp cận đủ dinh dưỡng với giá thành phù hợp...

Mặt khác, Bộ này cũng đề ra mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường nhằm giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, gắn bó bền vững với nông nghiệp.

Từ mục tiêu nêu trên, Bộ Công Thương đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới. Trong đó, với Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị này chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường ngoài nước, trong nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Cục Xuất Nhập khẩu phối hợp với Vụ Thị trường nước ngoài, trong nước và Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phát triển hệ thống thông tin về an ninh lương thực, thực phẩm; cung cấp thông tin dự báo của nước ngoài về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên phạm vi thế giới và khu vực.

Bên cạnh đó, Cục này cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thỏa đáng cho nông dân trồng lúa và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất Nhập khẩu nghiên cứu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu lương thực, thực phẩm phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước; kết hợp hiệu quả giữa dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia.

Liên quan đến cơ chế điều hành xuất khẩu gạo, ngày 24-3 năm nay, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu gạo trở lại, dù chỉ một ngày trước đó, tức ngày 23-3, đơn vị này đã đề xuất Chính phủ cho "tạm dừng" xuất khẩu gạo do lo ngại những bất ổn an ninh lương thực trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp lúc bấy giờ.

Lý giải việc đề xuất hoãn đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương trong cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí hôm 25-3 cho rằng, đã có độ “vênh” giữa số liệu của Bộ Công Thương và số liệu của các địa phương và doanh nghiệp báo cáo.

Trước vấn đề nêu trên, lúc bấy giờ, Chính phủ vẫn đưa ra quyết định cho “tạm dừng” xuất khẩu gạo để Bộ Công Thương rà soát lại số liệu. Và việc xuất khẩu gạo chỉ trở lại bình thường từ ngày 1-5-2020 như thực tế đã diễn ra.

Liên quan đến việc tạm dừng xuất khẩu gạo cũng đã xảy ra những lùm xùm xung quanh câu chuyện mở tờ khai hải quan lúc nửa đêm cũng như chuyện mua lương thực dữ trữ quốc gia.

Chỉ thị nêu trên cũng yêu cầu Cục xuất nhập khẩu là đầu mối của Bộ Công Thương trong phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong nghiên cứu bổ sung, ban hành các chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia….

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị khác thuộc quản lý của bộ này đề ra nhiều giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lượng thực đến năm 2030 như đã nêu ở trên.

Xem thêm: lmth.oag-uahk-taux-hnah-ueid-ehc-oc-neiht-naoh-uac-uey-gnouht-gnoc-ob/840803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools