vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển bền vững từ việc đưa dịch vụ tài chính đến với người nghèo

2020-09-10 16:16

Phát triển bền vững từ việc đưa dịch vụ tài chính đến với người nghèo

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) - Triển khai thực hiện tài chính toàn diện sẽ giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, diễn ra trong sáng nay (10-9) tại Hà Nội.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại hội nghị ngày 10-9.

Tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững.

Trên thực tế, nhiều người nghèo ở Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính, cho dù đó là các dịch vụ cơ bản như tiết kiệm, tín dụng hay bảo hiểm. Người nghèo phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, thách thức lớn trước mắt của Việt Nam là phải giải quyết được những rào cản giúp người nghèo có thể tham gia đầy đủ trong khu vực tài chính, xây dựng hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả mọi người để giúp họ, đặc biệt là người nghèo có thể cải thiện cuộc sống.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh, thực tiễn phát triển kinh tế ở không ít quốc gia cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống với mục tiêu tăng trưởng nhanh đã dần bộc lộ những khiếm khuyết của nó khi vấn đề nghèo đói không phải luôn được cải thiện, bất chấp nền kinh tế có tăng trưởng. Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng có thể dẫn tới một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung và là nhân tố dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội.

“Bởi vậy, mô hình tăng trưởng bao trùm hướng tới sự bền vững trong dài hạn, trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển con người đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia và khu vực.”

“Thực thi tài chính toàn diện cũng chính là phát triển lĩnh vực tài chính hướng tới phát triển bao trùm”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Tầm quan trọng của tài chính toàn diện đã được khẳng định trên phạm vi toàn cầu. Liên Hợp Quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Các nước ASEAN cũng xác định tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột cho Tầm nhìn ASEAN 2025 và đã thành lập Ủy ban Công tác về tài chính toàn diện (WC-FINC) từ năm 2016 với mục tiêu hợp tác thúc đẩy tài chính toàn diện ở các nước thành viên và trong khu vực.

Trên thế giới có hơn 60 quốc gia, gồm Việt Nam, đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Các quốc gia đã đưa ra các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm chi phí, nâng cao tính an toàn và thuận tiện của các dịch vụ tài chính, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người chưa từng được các ngân hàng phục vụ. Việc triển khai thực hiện tài chính toàn diện đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững… đã cho thấy một trong những mục tiêu tiên quyết của Chính phủ Việt Nam là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhấn mạnh đến tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản.

Ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một dấu mốc quan trọng đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và mang tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Việc ban hành và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được xem là một bước tiến quan trọng, không chỉ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua mà còn hướng tới mục tiêu toàn diện hơn, mở rộng hơn cho toàn nền kinh tế.

Xem thêm: lmth.oehgn-iougn-iov-ned-hnihc-iat-uv-hcid-aud-ceiv-ut-gnuv-neb-neirt-tahp/860803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển bền vững từ việc đưa dịch vụ tài chính đến với người nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools