Với EVFTA, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU như tôm nguyên liệu đông lạnh sẽ giảm từ mức 12 - 20% xuống chỉ còn 0%. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành tôm Việt Nam để phục hồi sau COVID-19.
Nhà máy đầu tiên có lô tôm xuất khẩu sang EU là nhà máy chế biến tôm Thông Thuận tại tỉnh Ninh Thuận. Tôm xuất khẩu là lô tôm thẻ chân trắng, làm theo tiêu chuẩn ASC, xuất khẩu sang Đức, Hà Lan và Anh với tổng trọng lượng 60 tấn. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ xuất khoảng 700 tấn tôm sang EU.
Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đơn hàng tôm tháng 8 của Việt Nam đã tăng 10%, xuất khẩu tăng 20%. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành tôm đang có cơ hội bứt phá ngoạn mục nhờ EVFTA. Dự báo khả quan cho thấy Việt Nam có thể đạt kim ngạch 4 tỷ USD trong năm nay.
Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đơn hàng tôm tháng 8 của Việt Nam đã tăng 10%, xuất khẩu tăng 20%. (Ảnh minh họa - Dân trí)
Đánh giá về cơ hội cho tôm Việt cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác ở thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có FTA với EU.
EVFTA đi vào thực thi, doanh nghiệp thủy sản, trong đó có chế biến xuất khẩu tôm đã có thêm lợi thế về thuế suất cũng như thuận lợi hơn các thủ tục pháp lý liên quan sang EU.
Bởi lẽ EU là thị trường quan trọng với thủy sản và để tận dụng được lợi ích về thuế quan các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong EVFTA.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.25405347011900202-atfve-iol-gnouh-ue-gnas-uahk-taux-neit-uad-mot-ol/et-hnik/nv.vtv