Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng đã được nhiều ngân hàng mạnh tay cắt giảm từ 0,5 - 3%/năm. Điều này đặt ra câu hỏi cho hệ thống ngân hàng là làm sao thúc đẩy một cách hiệu quả nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
Từ cuối tháng 8, lãi suất tiết kiệm ngắn hạn của nhiều ngân hàng lớn đã xuống dưới ngưỡng 4%/năm. Kỳ hạn 1 năm cũng chỉ ở quanh mức 6%/năm.
Thậm chí, một số ngân hàng đã áp dụng lãi suất chỉ 3%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống. Đây là mức huy động thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Dù lãi suất xuống thấp, nhưng gửi tiền tiết kiệm vẫn là ưu tiên được nhiều người lựa chọn.
Nhiều ngân hàng mạnh tay cắt giảm lãi suất cho vay. (Ảnh minh họa: Dân trí)
"Đầu tư vào kênh nào cũng có rủi ro, tuy nhiên gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh an toàn. Nếu nền kinh tế đi lên thì chắc chắn lãi suất tiết kiệm cũng sẽ tăng", chị Nguyễn Thị Hưởng, quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết.
Dư thừa tiền đang là một thực trạng tại nhiều ngân hàng. Động thái liên tiếp hạ lãi suất huy động xuống mức thấp nhất trong cả chục năm qua cũng cho thấy sự ế thừa về vốn của nhiều ngân hàng lúc này.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra thông điệp, sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo các ngân hàng thương mại, việc đưa vốn ra nền kinh tế cần phải có thêm các biện pháp hỗ trợ khác để cải thiện sức hấp thụ vốn của của doanh nghiệp và đảm bảo tính hiệu quả của đồng vốn giá rẻ.
VTV.vn - Để thúc đẩy kinh tế cũng như kích cầu tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại và công ty tài chính triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.35773624121900202-man-4-ioud-gnoux-uas-maig-gnod-yuh-taus-ial/et-hnik/nv.vtv