vĐồng tin tức tài chính 365

“Trùm khoáng sản” TKV mất 50% lợi nhuận, xin lùi cổ phần hóa vì quá nhiều nhà đất

2020-09-12 16:34

Lợi nhuận “bay” mất gần 50%

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV, tên viết tắt tiếng Anh: Vinacomin) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020, cho thấy nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của DN sụt giảm mạnh.

Cụ thể, TKV đạt doanh thu thuần 57.459 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 1% so với con số 56.924 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do mức tăng giá vốn hàng bán cao hơn tăng doanh thu thuần (từ 47.287 tỷ đồng lên 49.661 tỷ đồng) nên lãi gộp của TKV chỉ còn 7.798 tỷ đồng, giảm tới 19%.

Đầu tư - “Trùm khoáng sản” TKV mất 50% lợi nhuận, xin lùi cổ phần hóa vì quá nhiều nhà đất

Trụ sở của TKV tại 226 Lê Duẩn, Hà Nội

TKV có cơ cấu doanh thu và lãi gộp tập trung vào 5 mảng chính với tỷ trọng tương ứng như sau: Kinh doanh than chiếm 40.883 tỷ đồng doanh thu và 4.868 tỷ đồng lãi gộp. Tiếp đó là sản xuất điện đạt hơn 6.500 tỷ đồng doanh thu và 909 tỷ đồng lãi gộp. Kinh doanh khoáng sản mang lại 5.806 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ đạt gần 500 tỷ đồng lãi gộp. Còn lại là kinh doanh vật liệu nổ và hoạt động khác, có tỷ trọng không đáng kể.

Điểm sáng duy nhất của bản báo cáo là khoản doanh thu hoạt động 395 tỷ đồng, tăng tới 70%, chủ yếu do tăng lãi chênh lệch tỷ giá, bên cạnh mức giảm 10% của chi phí tài chính (cụ thể là lãi vay).

Tuy nhiên, do chi phí bán hàng tăng 14% cộng với khoản thu nhập khác bị âm tới gần 50 tỷ đồng nên kết thúc nửa đầu năm 2020, TKV chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm tới 46% so với con số 2.634 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019. Sau khi trừ thuế, DN còn lãi 1.120 tỷ đồng, giảm hơn 800 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của DN ở mức trên 132.000 tỷ đồng, trong đó, tài sản cố định chiếm trên 67.000 tỷ đồng, hàng tồn kho với gần 26.000 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn với trên 11.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, khoản nợ phải trả lên tới hơn 90.000 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi vốn chủ sở hữu là 42.000 tỷ đồng.

Hàng nghìn nhà đất chờ thẩm định

Mới đây, Tập đoàn này đã có báo cáo về những vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác cổ phần hóa, đồng thời xin lùi thời hạn cổ phần hóa.

Theo TKV, đến thời điểm 30/6/2020, DN còn tồn tại các khoản nợ khó đòi. Cụ thể là khoản cổ tức 13,260 tỷ đồng của công ty CP than Cọc Sáu, đã chuyển khoản qua công ty lưu ký chứng khoán, nhưng do công ty chứng khoán bị phá sản nên chưa thu hồi được. TKV cũng bị “ngập” một khoản nợ khó đòi trị giá 61,48 tỷ đồng của công ty Đầu tư thương mại và Phát triển Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng (HAPEXCO) từ năm 2007 và đã trích lập dự phòng công nợ khó đòi toàn bộ số tiền trên.

Bên cạnh đó,  tiến trình cổ phần hóa công ty mẹ TKV còn bị ảnh hưởng do một số dự án bị dừng thực hiện như dự án đầu tư Cảng Kê Gà Bình Thuận 88,7 tỷ đồng (triển khai từ năm 2006, dừng năm 2014 , dự án dở dang như dự án Khu lấn biển hình thành cụm Công nghiệp Cẩm Phả, được triển khai thực hiện từ năm 2005…

Trước đó, theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020, TKV sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ trong năm 2019. Tuy nhiên, do vướng về đất đai, phương án xử lý tài chính…, TKV đã đề xuất được điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa sang cuối năm 2020.

Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 thì TKV phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2020.

Tuy nhiên, ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, việc cổ phần hóa công ty mẹ TKV khó có thể hoàn thành trong năm 2020.

Đầu tư - “Trùm khoáng sản” TKV mất 50% lợi nhuận, xin lùi cổ phần hóa vì quá nhiều nhà đất (Hình 2).

Trụ sở mới của TKV có diện tích 9.442m2 tại lô đất số 22E3 khu đô thị mới quận Cầu Giấy, TP Hà Nội mới xây xong phần thô, đã dừng thi công nhiều năm nay.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là vì, theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ, để cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quyết định cổ phần hóa thì trước đó phải có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

Trong khi đó, TKV có tới hơn 400 cơ sở nhà, đất nằm tại 32 tỉnh, thành phố. Vì vậy, theo DN, phải đến hết tháng 10/2020 mới hoàn thiện việc lập biên bản hiện trạng các cơ sở nhà đất này.

Thậm chí, ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN cho biết, bộ Tài chính đang sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP về việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công, nên đối tượng cơ sở nhà, đất thuộc diện phải rà soát lại của TKV có thể lên tới 1.000 cơ sở nhà, đất.

Vì lý do trên, TKV đề xuất giãn tiến độ cổ phần hóa công ty mẹ. Cụ thể là, thời điểm ban hành quyết định cổ phần hóa trước ngày 30/9/2021; Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/10/2021; Thời điểm phê duyệt giá trị DN là 30/7/2022; Thời điểm hoàn thành bán cổ phần lần đầu là 31/10/2022 và thời điểm chuyển thành công ty cổ phần là 31/12/2022.

Do đó, để hoàn thành được kế hoạch cổ phần hóa TKV trong năm 2020, “siêu ủy ban” này đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh việc lùi tiến độ cổ phần hoá công ty mẹ TKV theo đề xuất của DN.

Theo Quyết định 26/2019/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 thì có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Trong số này, TKV là một trong 4 doanh nghiệp Nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên sau khi cổ phần hoá.

Xem thêm: lmth.252984a-tad-ahn-ueihn-auq-iv-aoh-nahp-oc-iul-nix-nauhn-iol-05-tam-vkt-nas-gnaohk-murt/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Trùm khoáng sản” TKV mất 50% lợi nhuận, xin lùi cổ phần hóa vì quá nhiều nhà đất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools