Nhân viên bảo tồn di tích đang gắn lại trái châu vừa thu hồi trên nóc nhà bia trưa 12-9 - Ảnh: BQL Lăng Ông
Theo ghi nhận của ông Trần Văn Sung - phó Ban quản lý di tích Lăng Ông - hiện vật bị mất là trái châu làm bằng gốm có niên đại từ năm 1922, lắp trên nóc nhà văn bia giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu".
Vị trí nhà văn bia ở ngày trước mộ Đức Tả quân, là vị trí có camera giám sát. Do vậy, khi phát hiện trái châu bị mất, Ban quản lý Lăng Ông đã trích xuất camera để tìm kiếm thông tin thủ phạm và thời điểm trái châu bị đánh cắp.
Theo đó, người vào Lăng lấy trộm trái châu là đàn ông. Trái châu này là sản phẩm gốm thuộc dòng Gốm Cây Mai của Sài Gòn xưa, được tôn trí ổn định ngót trăm năm nay.
Sau khi nhận được tin báo từ Lăng Ông, Công an quận Bình Thạnh vào cuộc tuy lùng. Ông Trần Văn Sung cho biết đến ngày 9-9 nghe tin phía Công an đã tìm ra thủ phạm và thu hồi lại trái châu bị mất.
"Tuy nhiên, do những người lấy trộm trái châu này còn liên quan đến cả đường dây chuyên trộm cổ vật, cho nên phía công an phải giám định giá trị, thu thập thông tin, và đến 15h ngày 11-9 thì trái châu cổ được đại diện Cảnh sát hình sự quận Bình Thạnh bàn giao cho Ban quản lý Lăng Ông", ông Trần Văn Sung kể lại.
Sau khi thu hồi được trái châu bị trộm, Ban quản lý Lăng Ông Bà Chiểu đã báo cáo và nhờ chuyên gia của Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM xuống hỗ trợ về chuyên môn để gắn lại vị trí cũ.
Công việc này được tiến hành vào trưa nay 12-9, trái châu bao gồm phần đế và đỉnh cao gần 1 mét, được nhân viên bảo tồn di tích dùng keo gắn lại như cũ.
Trái châu ở Lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TPHCM ( ảnh chụp tối 12-9) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Được biết thời gian qua, thỉnh thoảng Lăng Ông cũng bị kẻ trộm vào lấy cắp hiện vật. Tuy nhiên, đây là lần truy tìm thủ phạm nhanh chóng, được đông đảo người dân và thành viên Ban quản lý tin tưởng.
Lăng Lê Văn Duyệt có tên chữ là Thượng Công miếu, gồm khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, có cổng Tây tại số 126 đường Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông - Bà Chiểu (tức là "Lăng Ông ở Bà Chiểu") để chỉ khu vực này.
Trước năm 1975, tuyến đường chạy dọc theo phía Tây Lăng Ông (đoạn từ Lăng đến cầu Bông) mang tên đại lộ Lê Văn Duyệt.
Đến ngày 14-8-1975, đoạn này bị đổi tên vì nhập chung tên với đường Đinh Tiên Hoàng (phía Quận 1). Đến ngày 11-7- 2020, sau 45 năm bị thay đổi tên, đoạn đường này được phục hồi tên cũ là đường Lê Văn Duyệt.
Ảnh ông Trần Văn Sung chụp khi phát hiện trái châu (vị trí ở giữa đôi rồng) bị kẻ trộm lấy mất
TT (TP.HCM) - Bức tượng đồng đức tả quân Lê Văn Duyệt sẽ chính thức an vị tại lăng Lê Văn Duyệt (lăng Ông Bà Chiểu - số 1 Vũ Tùng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong lễ khánh thành vào sáng 4-2 (28 tết) do tạp chí Xưa & Nay và Trung tâm Văn hóa quận Bình Thạnh tổ chức.
Xem thêm: mth.53685929121900202-tav-oc-mort-yad-gnoud-ut-ueihc-ab-gno-gnal-auc-uahc-iart-coud-mit/nv.ertiout