vĐồng tin tức tài chính 365

Gạo Việt đừng mải mê sản lượng

2020-09-14 10:00
Gạo Việt đừng mải mê sản lượng - Ảnh 1.

Ông Hồ Quang Cua (bìa phải) giới thiệu về các giống lúa ST tại ruộng lúa của ông ở Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Cùng với đó là EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo thơm và gạo chất lượng cao... Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Hồ Quang Cua nói:

Tôi và nhiều nông dân rất vui nhưng cũng lo. Vui vì trong 9 giống lúa thơm được xuất khẩu vào EU có 2 giống là ST5 và ST20 được chọn. Còn lo là sắp tới cách tổ chức cho bà con nông dân sản xuất ra sao, làm gạo sạch, giảm phân bón hóa học như thế nào để bền vững nhằm nâng tầm thương hiệu gạo Việt ra thế giới.

Hệ quả ba thập niên mải mê sản lượng

* Sau phát biểu của một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng 90% người tiêu dùng Việt đang ăn gạo bẩn, theo ông, cần hiểu thế nào về lúa gạo sạch?

- Bối cảnh chất lượng gạo Việt Nam hiện nay là không đồng đều. Có thể bức xúc trong khâu tìm nguyên liệu hợp chuẩn EU nên chủ doanh nghiệp kia đã quá lời.

Phải đánh giá toàn cục là sau hơn ba thập niên mải mê với sản lượng tạo kỳ tích, giúp hàng tỉ người trên thế giới được ăn no, bây giờ người Việt Nam đã nhìn lại và các từ mang tính "ngoa" xuất hiện, nào là gạo sạch, gạo siêu sạch, gạo bẩn đi kèm với gạo hữu cơ.

Nhưng môi trường thâm canh tăng vụ kéo dài đã làm không gian trồng lúa có sẵn mầm mống các loại dịch hại. Muốn trồng lúa hữu cơ phải ra gần biển. Đầm tôm và gió biển hoặc cao nguyên mát mẻ mới thuận lợi cho sản xuất hữu cơ. Còn đằng này, cả đồng bằng rộng lớn thì bắt buộc phải xài hóa chất bảo vệ thực vật để bảo vệ. Các chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thì chỉ mang tính kiềm chế, chứ không phải là không tồn dư thuốc trên hạt gạo.

Nông dân Việt Nam vốn không thích gò bó nên số đông không thích canh tác theo lối được "chứng nhận". Tuy nhiên, không phải ai tự canh tác cũng phun thuốc theo kiểu tự do. Nhiều người rất biết tự kiềm chế, nên không thể nói cứ có phun hóa chất bảo vệ thực vật cho lúa là có "gạo bẩn".

Gạo Việt đừng mải mê sản lượng - Ảnh 2.

Nhà khoa học, nông dân tham quan trại thực nghiệm giống lúa thơm của ông Cua tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂM

Thế giới cũng biết cho nên trừ gạo hữu cơ là không hóa chất, các nước nhập khẩu đều có quy định mức độ cho phép tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên hạt gạo.

* Việc thâm canh tăng vụ để tăng sản lượng có đang làm giảm chất lượng, giá trị gạo Việt?

- Việc thâm canh, tăng vụ, gối vụ đã làm mầm sâu bệnh phát sinh thường xuyên nên việc tồn dư thuốc vượt mức cũng có xảy ra. Trước đây, Mỹ từng thông báo lô hàng gạo bị trả về của Việt Nam tồn dư thuốc ngừa bệnh khoan gãy cổ bông lúa và thuốc trị rầy nâu vào giai đoạn lúa cong trái me.

Giải pháp căn cơ cho vấn đề này là công tác giống, bởi vì hầu hết giống phổ biến đều nhiễm. Giải pháp tiếp theo là dùng thuốc sinh học trên diện rộng (nấm xanh) để ngăn chặn rầy nâu bùng phát thành dịch. Vấn đề quan trọng khác là công tác dự báo phải kịp thời để khâu trị bệnh đạo ôn có kết quả cao ngay từ lần phun đầu, không phải phun nhiều lần gây tồn dư thuốc.

“Sau hơn ba thập niên mải mê với sản lượng tạo kỳ tích, giúp hàng tỉ người trên thế giới được ăn no, bây giờ người Việt Nam đã nhìn lại và các từ mang tính “ngoa” xuất hiện, nào là gạo sạch, gạo siêu sạch...
Ông Hồ Quang Cua (cha đẻ của gạo “ngon nhất thế giới ST25”)

Cơ hội cho gạo an toàn, truy xuất nguồn gốc

* Gạo Việt Nam đang trúng giá cao, thị trường EU đang mở ra. Theo ông, ngành nông nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội này đưa hạt gạo Việt vươn xa?

- Gạo Việt Nam đã vào thị trường châu Âu từ lâu nhưng với Hiệp định EVFTA, một cơ hội mới được mở ra, đó là bán gạo với giá cao. Yêu cầu của họ là truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và đương nhiên là độ thuần (vì gạo có tên riêng).

Theo tôi, để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần đi sâu đầu tư mạnh hơn vào khâu sản xuất. Cần chiêu mộ các kỹ sư nông học về nông thôn, phối hợp chọn giống, xác định thời vụ hướng dẫn và kiểm tra quy trình sản xuất cho nông dân. Trong đó quy định chủng loại thuốc bảo vệ thực vật và thời điểm sử dụng cần hết sức chặt chẽ. Bây giờ nông dân có ý thức cao về làm lúa hàng hóa. Mọi yêu cầu của doanh nghiệp nông dân tuân thủ rất tốt.

* Khả năng EU còn mở cửa cho gạo Việt nhưng cũng nhiều lo ngại với tập quán sản xuất dùng nhiều phân, thuốc hóa học, gạo Việt sẽ lại gặp khó. Ông có lo điều này?

- Ưu thế của hạt gạo Việt Nam là "tiền tươi thóc cũng tươi". Gạo Việt Nam xuất khẩu hầu hết là gạo mới. Nếu là gạo thơm nhẹ, vẫn còn thơm, cơm mềm nên rất được ưa thích. ĐBSCL có đến 1 triệu hecta lúa OM 5451, cho thấy cơ cấu rất tập trung vào gạo tốt. Cơ cấu giống như vậy sau nhiều năm đã giải quyết xong.

Còn với hạn ngạch vào EU thấp, tôi nghĩ hạt gạo Việt Nam vào thị trường này mang tính biểu trưng về độ uy tín trên thế giới hơn là lợi nhuận chung. Tôi nghĩ sắp tới cơ hội EU tăng hạn ngạch cho gạo chúng ta đang rộng mở.

* Với thị trường nội địa khoảng 100 triệu dân, gạo chất lượng cũng có thị trường rất lớn?

- Trước khi gạo ST25 lên ngôi vương, "người chị" là ST24 cũng từng lọt vào top 3 gạo ngon nhất thế giới nhưng ít được quan tâm hơn. Thú thật tôi cũng không ngờ người dân lại quan tâm nhiều đến như vậy sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới. Sau đó tạo ra cơn sốt gạo, nhu cầu tìm mua gạo ST25 rất cao nên mới xảy ra tình trạng gạo ST25 giả.

Nói điều này cho thấy nhu cầu thưởng thức gạo ngon, chất lượng của người Việt Nam rất lớn.

Gạo Việt đừng mải mê sản lượng - Ảnh 4.

Nguồn: VFA - Đồ họa: N.KH.

Vì sao ST25 không được chọn vào EU?

* Nhiều người cảm thấy tiếc nuối khi trong 9 loại gạo thơm được chọn xuất khẩu vào thị trường EU không có loại gạo ST25. Vì sao như vậy?

- Chẳng có gì bất ngờ đâu. Việc đàm phán để đưa danh mục gạo được phép nhập khẩu vào châu Âu đã tiến hành từ trước rồi. Nó được dựa vào mối quan hệ bán - mua của doanh nghiệp hai nước kết nối được trước khi xóa hàng rào thuế quan.

ST24, ST25 chưa góp mặt dịp này, tôi nghĩ sắp tới cơ quan hữu quan Việt Nam sẽ đề xuất EU bổ sung vào danh mục được phép nhập khẩu miễn thuế quan bởi đã được cộng đồng quốc tế chứng nhận về chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất an toàn

* Có thực tế lâu nay các địa phương chạy theo thành tích muốn làm nhiều lúa để xuất khẩu mà không chú trọng chất lượng hạt gạo. Theo ông có đúng vậy không?

- Đúng là có chuyện này. Lý do là trước đây còn khó khăn nên ngành nông nghiệp các tỉnh yêu cầu tăng diện tích và chạy theo năng suất, sản lượng. Còn bây giờ đã thay đổi hoàn toàn, các địa phương vùng ĐBSCL tập trung vào chuyển đổi giống lúa chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Người tiêu dùng ngày nay ngoài ăn no còn đòi hỏi phải ngon, đẹp và an toàn. Vì vậy, nhiều tỉnh đã xây dựng được vùng nguyên liệu lớn, sản xuất lúa thơm theo mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp - nông dân.

Như tại Sóc Trăng, sau nhiều nỗ lực, đến nay diện tích lúa đặc sản, lúa thơm đã chiếm gần 50% diện tích gieo trồng. Giai đoạn 2020 - 2025, Sóc Trăng đặt mục tiêu đưa diện tích lúa thơm, đặc sản lên khoảng 80%, trong đó tập trung các mô hình liên kết hợp tác sản xuất an toàn, hữu cơ.

Do vậy trong tương lai gần, Việt Nam không thiếu gạo thơm, chất lượng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Gạo Việt đừng mải mê sản lượng - Ảnh 7.

Đóng gạo vào container để đưa đi xuất khẩu tại cảng Mỹ Thới (An Giang) - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Phùng Văn Hiền (giám đốc Công ty Toàn cầu trái cây tươi, Bến Tre):

Thế giới ngày càng đòi hỏi cao chất lượng

Nhu cầu về nông sản thế giới là rất lớn và Việt Nam may mắn có điều kiện đất đai, thiên nhiên ưu đãi nên nhiều nông sản Việt Nam có sản lượng lớn và thơm ngon. Trái cây Việt Nam là một ví dụ khi chúng ta có nhiều đặc sản có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Nhưng không vì vậy mà đẩy mạnh tăng sản lượng bằng mọi giá mà bỏ quên yếu tố cực kỳ quan trọng là chất lượng. Thế giới ngày càng đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.

Chạy theo số lượng cũng đồng nghĩa với chất lượng khó đảm bảo nên khó bán vào các thị trường cao cấp, thị trường khó tính với giá trị cao. Trái cây hay nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu qua Trung Quốc với giá trị tương đối thấp. Chỉ có tập trung vào chất lượng, sản xuất theo các tiêu chuẩn toàn cầu thì mới nâng cao được giá trị nông sản Việt Nam.

Chúng tôi định hướng ngay từ đầu là làm theo chuẩn cao nhất và hướng tới các thị trường cao cấp. Chính vì vậy dù sản lượng không quá lớn nhưng đầu ra ổn định, giá tốt.

Với việc ký kết các hiệp định thương mại tự do quan trọng, tiềm năng xuất khẩu nông sản Việt Nam là rất lớn. Nếu tập trung vào sản xuất chất lượng cao thì hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội tăng giá trị và nâng cao đời sống người dân làm nông nghiệp.

TRẦN MẠNH ghi

Ông Nguyễn Chánh Trung (phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long):

Lên kế hoạch tăng gấp đôi xuất khẩu vào EU

nguyễn chánh trung 3(read-only)

Với thị trường EU, trước nay Tập đoàn Tân Long vẫn xuất khẩu sang khoảng 5.000 tấn gạo/năm, chủ yếu là gạo thơm. Hiện nay hiệp định song phương giữa Việt Nam với EU đã ký kết nên thuận lợi, một số nhà nhập khẩu gạo ở châu Âu thích ST24, Jasmin. Bạn hàng ở EU sẽ siêng nhập hàng Việt Nam hơn, họ đang có động lực hơn.

Năm nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đến thời điểm này tập đoàn vẫn chưa làm việc được với các đối tác bên châu Âu. Riêng những đối tác "chân rết" đã được hình thành ở Thụy Điển, Anh, Đức thì vẫn đang nhập khẩu đều đều như trước giờ theo hợp đồng chứ chưa thấy sản lượng nhập khẩu tăng.

Chúng tôi đưa ra kế hoạch năm 2021 sản lượng xuất khẩu gạo sang châu Âu tăng gấp đôi khoảng 10.000 tấn/năm. Chúng tôi đang mong sớm hết dịch để cử đoàn sang làm việc với các đối tác nước bạn.

BỬU ĐẤU ghi

Gạo Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớnGạo Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớn

TTO - Việc Chính phủ ban hành nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU sẽ giúp gạo thơm rộng cửa hơn để vào thị trường này, dù vẫn còn nhiều việc phải làm.

Xem thêm: mth.74405357041900202-gnoul-nas-em-iam-gnud-teiv-oag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gạo Việt đừng mải mê sản lượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools