Xe buýt trên đường phố TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP vừa có tờ trình gửi Sở Giao thông vận tải TP.HCM về phê duyệt hồ sơ kỹ thuật khai thác tuyến, dự toán trợ giá và kế hoạch lựa chọn nhà thầu 4 tuyến xe buýt số 1,15, 65 và152.
Sau khi được Sở Giao thông vận tải xét phê duyệt tờ trình nêu trên, trung tâm sẽ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu từ tháng 9 đến cuối tháng 10-2020. Các đơn vị trúng thầu dự kiến khai thác từ 2021 và kéo dài đến 2025.
Đến nay TP.HCM đang có 91 tuyến xe buýt có trợ giá. Hằng năm TP chi trung bình khoảng 1.000 tỉ đồng từ ngân sách để trợ giá xe buýt. Riêng năm 2020 số tiền trợ giá là 1.150 tỉ đồng, và đang được Sở Giao thông vận tải đề xuất bổ sung thêm 128,3 tỉ, trong đó có một phần hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Về cơ chế, thời gian qua chủ yếu có 12 đơn vị vận tải "lâu đời" đảm nhận các tuyến xe buýt có trợ giá theo cơ chế đặt hàng. Cơ chế này có ưu điểm là thời gian thực hiện rút ngắn hơn so với quy trình đấu thầu, tạo sự ổn định, yên tâm cho doanh nghiệp có kinh phí trả lãi vay, hoàn vốn khi đầu tư xe buýt mới.
Còn nhược điểm là các đơn vị được giao đã thực hiện lâu năm, chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạng lưới xe buýt.
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP cho hay từ nay đến đầu năm 2021 sẽ đấu thầu 45 tuyến.
8 năm, giảm hơn 146 triệu lượt khách
Theo thống kê, tính đến năm 2012 đạt 305 triệu/lượt khách đi trên các tuyến xe buýt có trợ giá thì đến 2019 chỉ còn 159 triệu lượt, tức sau 8 năm giảm tới 146 triệu lượt. Còn 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lượng khách chỉ đạt 62% so với kế hoạch, ước tính khoảng 39,6 triệu/lượt.
TTO - Bộ Giao thông vận tải vừa trả lời đề xuất của Sở Giao thông vận tải TP.HCM về đề án cung cấp dịch vụ vận chuyển xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ trên địa bàn TP.HCM
Xem thêm: mth.65952445141900202-tyub-ex-neyut-4-uaht-uad-hcaoh-ek-nel-uad-tab-mchpt/nv.ertiout