vĐồng tin tức tài chính 365

Nông dân trồng bơ ‘thấm đòn’ Covid-19

2020-09-14 17:02

Nông dân trồng bơ ‘thấm đòn’ Covid-19

Thành Hoa

(TBKTSG Online) - “Mua một phần nước bất kỳ sẽ được tặng một ly bơ” là chương trình khuyến mãi mà hệ thống quán cà phê AM Café tại TPHCM đang thực hiện. Anh Nguyễn Đức Thành, người sáng lập chuỗi AM Café, cho biết bơ Tây Nguyên năm nay rớt giá và anh muốn chia sẻ phần nào khó khăn với người nông dân trồng bơ tại các tỉnh này.

Ớ AM Café, tấm bản "Giải cứu nông sản bơ Booth" được trưng ra ở góc vỉa hè trước của quán để mời khách mua. Giá bán cũng được niêm yết sẵn: 20.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Đức Thành, người sáng lập chuỗi AM café, kể trong một lần về thăm gia đình tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng gần đây đã chứng kiến những vườn đầy bơ rụng không ai thu hoạch. Hỏi ra mới biết, nhà vườn không tìm được người để bán bơ như những năm trước. Từ đó, anh Thành nảy ra ý định đưa bơ xuống TPHCM tiêu thụ.

“Dịch Covid-19 kéo dài khiến bơ không xuất khẩu được. Trong khi đó, trong nước tiêu thụ không hết nên giá bơ rớt thảm hại”, anh Thành giải thích. Ngoài việc triển khai chương trình khuyến mãi tại AM café, anh Thành còn chuyển bơ từ Lâm Đồng xuống bán lại cho khách mà không lấy tiền lời.

“Ai mua từ 20 kg trở lên tôi sẽ để lại với giá 15.000 đồng/kg; còn mua lẻ, giá sẽ là 20.000 đồng/kg”, anh Thành chia sẻ.

Bơ mà anh Thành bán theo giá "giải cứu" là bơ Booth – một trong những loại bơ đặc sản của Đắk Lắk dày cơm, nhiều sáp, ít bị sượng và có giá bán rất cao. Không như các loại bơ thường chỉ cho ra trái tầm tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, loại bơ Booth Đăk Lăk được trồng nhiều và thu hoạch vào mùa thu và mua đông, kéo dài từ tháng 9 cho đến tháng 11 và thời gian chín lâu hơn, phải mất tầm 4 - 10 ngày kể từ lúc hái xuống. Do đó nó rất thích hợp cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa.

Anh Thành cho biết chuỗi AM Café đã giải cứu được 3 tấn bơ cho nông dân.

Nông dân trồng bơ ‘thấm đòn’ Covid-19

Để hiểu hơn sự khó khăn của người trồng bơ thông qua anh Thành, người viết xin số điện thoại của một nông dân trồng bơ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trao đổi qua điện thoại, bà Lâm, một hộ dân trồng bơ tại xã Tam Bố, cho hay năm nay bơ Booth ế, giá rớt thê thảm. Nông dân sống bằng nghề trồng bơ rơi vào khó khăn trăm bề. 

Gia đình bà Lâm có khoảng bốn héc ta trồng bơ; năm nay là năm thứ hai cho thu hoạch. Cây bơ booth còn tơ (mới lớn) nên năng suất rất cao, trái ra trĩu cành. Cứ nghĩ năm nay gia đình sẽ có một vụ bội thu, không ngờ đến khi thu hoạch thì bơ lại bán không được.

"Thương lái vào mua tại vườn giá chỉ 6.000-7.000 đồng/kg, tính ra không đủ chi phí chăm sóc cây. Nếu bán với giá này thì năm nay gia đình tôi lỗi nặng, còn nếu không bán, bơ già rụng đầy gốc cũng bỏ đi", bà Lâm ngậm ngùi. 

Vụ mùa năm trước, gia đình bà Lâm thu hoạch khoảng sáu tấn bơ với giá bán 30.000 đồng/kg, đem về gần hai trăm triệu đồng. Năm nay, bà Lâm ước tính vườn bơ có thể cho năng suất tới 10 tấn nhưng bà chỉ mong bán cho xong chứ tiền thu về không đủ trang trải chi phí. 

Theo nông dân, năm nay bơ booth được mùa nhưng mất giá. Giá bán bơ Booth từ vài chục ngàn đồng một ký trước đây nay chỉ còn 5.000 - 10.000 đồng/kg tại vườn.

Diện tích trồng, sản lượng đều tăng, cung vượt cầu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, diện tích trồng bơ của tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng. Năm 2018 là 1.537 ha, cuối năm 2019 là gần 3.800 ha với sản lượng bơ năm 2019 đã đạt trên 15.000 tấn. Diện tích trồng bơ tăng khi nông dân trồng các loại cây ăn quả theo hình thức là chuyên canh và xen canh, sản lượng bơ cũng tăng, giá bơ theo con nước “bơ được mùa, cung vượt quá cầu” mà giảm theo. Đó là chưa kể đến tình trạng nhà nông bị thương lái ép giá, sự hiện diện của bơ Đắk Lắk tại các thị trường tiêu thụ lớn bị sụt giảm do các biện pháp giãn cách xã hội ngừa Covid-19.

Điều này cũng được ông Trịnh Xuân Mười (Đắk Lắk) - người được mệnh danh là "vua bơ" vùng Tây Nguyên - chia sẻ trên báo Người Lao Động gần đây rằng, bơ Booth rớt giá ngoài nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19, sức tiêu thụ giảm thì còn một nguyên nhân khác là nguồn cung tăng mạnh.

Trước đây, loại bơ này được ít người trồng nên có giá cao, nay được trồng tràn lan, cung đã có dấu hiệu vượt cầu. Bên cạnh đó, theo ông Mười thì hiện tại, các sản phẩm chế biến từ bơ chưa nhiều, người nông dân chủ yếu bán trái tươi nên gặp khó khăn. "Ở các nước khác, tôi thấy người ta chế biến bơ thành nhiều món khác nhau như kem bơ, dầu bơ… bán giá rất cao", ông Mười nói.

Giá bán bơ Booth từ vài chục ngàn đồng một ký trước đây nay chỉ còn 5.000 - 10.000 đồng/kg tại vườn. Khi hỏi về tương lai của cây bơ booth, nếu tình trạng rớt giá kéo dài, bà Lâm ở Lâm Đồng vẫn quả quyết "đâm lao đành phải theo lao". 

"Phải mất từ ba đến năm năm mới trồng được vườn bơ cho quả, giờ rớt giá phá đi sao đành. Khó khăn cũng đành chịu, phải gắn bó với nó thôi", bà Lâm nói.

Bơ Booth để trong bao chất đống chờ được giải cứu tại AM Café.
Trái bơ booth trên vườn ở Lâm Đồng.
Chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng diện tích trồng bơ booth đã tăng nhanh đáng kể.

 

Xem thêm: lmth.91-divoc-nod-maht-ob-gnort-nad-gnon/502803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nông dân trồng bơ ‘thấm đòn’ Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools