vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành ngân hàng - thách thức ở thì tương lai

2020-09-15 16:05

Ngành ngân hàng - thách thức ở thì tương lai

Thụy Lê

(TBKTSG) - Cổ phiếu ngân hàng trở thành động lực chính kéo chỉ số VN-Index chinh phục trở lại mốc 900 điểm trong những ngày đầu tháng 9 này. Đó là nhờ kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong quí 2 không quá tiêu cực như những dự báo trước đó. Nhưng nhìn về tương lai, ngành ngân hàng sẽ còn đối mặt với không ít thách thức.

Trụ đỡ chính

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BSC), trong khi lợi nhuận của nhiều nhóm ngành khác sụt giảm mạnh, ngành ngân hàng không những tăng trong quí 2 mà còn tăng rất cao, tới 22,5%, vượt trội so với mức tăng chỉ 3,5% trong quí 1. Nhờ đó, lợi nhuận sáu tháng đầu năm nay của ngành ngân hàng tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Với kết quả ngược chiều so với tình hình chung này, tỷ trọng lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng trong tổng thể các ngành đã tăng lên 41,2%, từ mức 28,5% của cùng kỳ 2019. So với tỷ trọng 19,3% của nhóm xếp thứ 2 là tài chính và 14,6% của nhóm hàng tiêu dùng xếp thứ 3, mới thấy con số lợi nhuận mà ngành ngân hàng đóng góp khổng lồ như thế nào.

Một báo cáo khác của Công ty Dữ liệu FiinGroup, thống kê kết quả kinh doanh của 10 ngân hàng lớn đang niêm yết, gồm VietinBank, HDBank, MBBank, Techcombank, TPBank, Vietcombank, VPBank, ACB, SHB và VIB, cho thấy kết quả lợi nhuận trước thuế riêng quí 2 của nhóm này tăng 15,3% và tính chung sáu tháng tăng 11% so cùng kỳ 2019, đạt 42.428 tỉ đồng. Trong đó, chỉ có MBBank và SHB có kết quả quí 2 giảm so với cùng kỳ tương ứng 5,3% và 4%, tám ngân hàng còn lại đều tăng trưởng dương.

So với kế hoạch đặt ra đầu năm, nhóm 10 ngân hàng này đã đạt 52% kế hoạch, trong đó VPBank và VIB đạt cao nhất, lần lượt ở 59% và 56%.

Trước đó, kế hoạch lợi nhuận năm 2020 của 18 ngân hàng đang niêm yết là tăng xấp xỉ 4,9% so với năm 2019. Các công ty chứng khoán thậm chí còn tiêu cực hơn khi dự báo lợi nhuận của các ngân hàng đang niêm yết có thể giảm đến 16% trong năm nay.

Với kết quả tích cực của sáu tháng đầu năm, trước mắt nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng vào một năm không quá tệ của ngành ngân hàng và điều đó góp phần đẩy giá cổ phiếu ngân hàng phục hồi mạnh mẽ trong những tuần gần đây.

Động lực phía sau

Thông tư 01 đang giúp các ngân hàng hoãn và giãn việc ghi nhận nợ xấu và các thiệt hại từ dịch bệnh trong ngắn hạn, có thể đưa bớt các vấn đề về tương lai thông qua cách ghi nhận từ từ theo một lộ trình giãn ra nhất định, thay vì dồn lại trong một thời điểm mà sẽ gây sức ép lên kết quả hoạt động của ngành ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế.

Đầu tiên, yếu tố quan trọng giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng đến từ quyết định cho phép các ngân hàng tái cơ cấu nợ đối với các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, vào giữa tháng 3-2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Việc không phải chuyển nợ quá hạn và được giữ nguyên nhóm nợ không chỉ giúp các ngân hàng tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, mà còn không phải thoái các khoản lãi dự thu đã phát sinh, cũng như sẽ tiếp tục phát sinh từ các khoản vay này, nhưng vẫn chưa thu được.

Tuy nhiên, cần biết rằng đây chỉ đơn thuần là việc hạch toán theo quy định, một khi các chính sách theo Thông tư 01 hết thời hạn hoặc thay đổi, thì những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng tín dụng và từ đó tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng sẽ phản ánh rõ ràng hơn.

Nói cách khác, Thông tư 01 đang giúp các ngân hàng hoãn và giãn việc ghi nhận nợ xấu và các thiệt hại từ dịch bệnh trong ngắn hạn, có thể đưa bớt các vấn đề về tương lai thông qua cách ghi nhận từ từ theo một lộ trình giãn ra nhất định, thay vì dồn lại trong một thời điểm mà sẽ gây sức ép lên kết quả hoạt động của ngành ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế.

Động lực thứ hai đến từ một loạt động thái giảm lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gửi của NHNN từ đầu năm đến nay, theo đó giúp ngân hàng giảm mạnh chi phí vốn đầu vào. Cụ thể NHNN đã có hai lần giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới sáu tháng với tổng mức giảm 0,75 điểm phần trăm, trong khi đa số ngân hàng còn điều chỉnh giảm nhiều hơn ở cả kỳ hạn ngắn lẫn kỳ hạn dài, nhất là khi việc hoãn thực hiện quy định giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được đoán trước.

Dù thời gian qua các ngân hàng đã ban hành các chương trình, chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, đồng thời nhà điều hành cũng giảm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, nhưng khả năng mức giảm lãi suất cho vay vẫn chậm hơn so với mức giảm lãi suất huy động, nên biên độ lãi suất đầu ra - đầu vào tại nhiều ngân hàng có lẽ đã được mở rộng hơn.

Động lực thứ ba đến từ các chính sách quản trị chặt chẽ chi phí hoạt động, cắt giảm các khoản lương, thưởng theo định hướng của NHNN nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, cũng như nhằm giữ vững kết quả lợi nhuận của ban lãnh đạo khi ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Một điểm đáng lưu ý khác là một số ngân hàng đã xử lý hết trái phiếu VAMC trong năm 2018 và đặc biệt là năm 2019, nên khoản chi phí trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt này trong năm 2020 không còn phát sinh hoặc nếu có thì cũng giảm mạnh so với giai đoạn trước.

Đừng quá lạc quan

Dù kết quả sáu tháng đầu năm nay vẫn khả quan, nhưng dự báo lợi nhuận của các ngân hàng trong sáu tháng cuối năm cũng như cho giai đoạn tới sẽ không mấy tích cực.

Thứ nhất, dù NHNN dự kiến ban hành những sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng kéo dài việc thực hiện để trì hoãn thời gian ghi nhận nợ xấu, nhưng các ngân hàng có lẽ sẽ chủ động chuyển nợ xấu dần và trích lập dự phòng, đồng nghĩa với việc các khoản lãi dự thu đã ghi nhận trong sáu tháng đầu năm có thể bị thoái ra, nhằm tận dụng giai đoạn lợi nhuận vẫn còn “tuyệt vời” như hiện nay để giải quyết vấn đề.

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán SSI dự báo, nợ xấu tiềm ẩn sẽ bắt đầu nổi lên mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2021 và chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu này sẽ tăng dần cho cả năm 2021 và 2022. SSI cũng dự báo lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm nay của các ngân hàng ước tính giảm 22,1% so với cùng kỳ, do thu nhập hoạt động giảm 4% và chi phí dự phòng tăng 47,8%. Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 và 2021 sẽ tăng lần lượt 17% và 14% so với cùng kỳ.

Đơn cử như trường hợp của Tổng công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (HVN), hiện đang có tổng nợ vay và thuê tài chính lên đến gần 35.000 tỉ đồng. Trong đó, một số chủ nợ lớn của HVN có thể kể đến như Vietcombank cho vay ngắn hạn 3.200 tỉ đồng và dài hạn 4.800 tỉ đồng; BIDV cho vay gần 1.500 tỉ đồng ngắn hạn và hơn 1.500 tỉ đồng dài hạn; VietinBank cho vay 288 tỉ đồng ngắn hạn và 443 tỉ đồng dài hạn; bên cạnh một loạt ngân hàng khác như Techcombank, Eximbank, VIB, MBBank, Agribank, TPBank, VPBank, SeaBank, MSB... Đáng lưu ý là trong báo cáo soát xét vừa được công bố, các kiểm toán viên cũng đặt vấn đề về khả năng hoạt động liên tục của HVN. Khả năng các khoản vay của HVN cũng phải tiếp tục được tái cơ cấu, và trong tương lai ắt hẳn sẽ ảnh hưởng lên hoạt động của các ngân hàng.

Xem thêm: lmth.-ial-gnout-iht-o-cuht-hcaht--gnah-nagn-hnagn/499703/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành ngân hàng - thách thức ở thì tương lai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools