Khí hậu Bắc Cực thay đổi sẽ gây thiệt hại cho động vật ở khu vực này - Ảnh: AFP
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR) công bố trên tạp chí khoa học Nature Climate Change cho thấy khí hậu Bắc Cực hiện đã ấm lên đáng kể.
Nhiệt độ tăng đến mức sự thay đổi hàng năm đang vượt quá giới hạn của bất kỳ biến động nào trong quá khứ, báo hiệu sự chuyển đổi sang một Bắc Cực có trạng thái khí hậu mới hoàn toàn.
Sau một thời gian nghiên cứu, quan sát về điều kiện khí hậu Bắc Cực từ năm 1940 đến nay và các mô phỏng tới năm 2100, nhà khoa học Laura Landrum cùng đồng nghiệp phát hiện ra rằng, mặc dù hình thái thời tiết ở các vĩ độ trên luôn thay đổi theo từng năm (tùy thuộc lượng băng biển nhiều hơn hoặc ít hơn, mùa đông lạnh hơn hoặc ấm hơn, và các mùa mưa dài hơn hoặc ngắn hơn), nhưng tốc độ thay đổi trạng thái khí hậu tại Bắc Cực lại diễn ra rất nhanh trong vài thập kỷ.
Vùng cực bắc đang ấm lên nhanh hơn so với các vùng ở vĩ độ thấp là do một quá trình được gọi là "khuếch đại Bắc Cực". Điều này xảy ra do băng biển tan chảy đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Băng biển màu sáng phản xạ nhiệt trở lại không gian được thay thế bằng nước biển sẫm màu hơn, giữ nhiệt nhiều hơn.
Nhiệt độ không khí vào mùa thu và mùa đông cũng ấm hơn, đến mức ngay cả một năm lạnh giá bất thường cũng sẽ không còn lượng băng biển như giữa thế kỷ 20 nữa.
Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters cũng cho thấy Vùng băng cuối cùng - nơi có lớp băng biển dày nhất và lâu đời nhất ở Bắc Cực - đang tan rất nhanh. Dự đoán khí hậu Bắc Cực có thể trải qua mùa hè không có băng sớm nhất là vào năm 2030.
Sự thay đổi khí hậu của Bắc Cực có lẽ sẽ thấy rõ ràng nhất trong khoảng 15-25 năm tới. Khí hậu sẽ ấm hơn, có nhiều mưa hơn và ít tuyết hơn, tăng 20-60 ngày mưa vào giữa thế kỷ và 60-90 ngày mưa vào cuối thế kỷ.
Khí hậu Bắc Cực thay đổi sẽ có những hậu quả to lớn đối với hệ sinh thái, quản lý tài nguyên nước, quy hoạch lũ lụt và cơ sở hạ tầng trên diện rộng nhiều quốc gia.
Những trận mưa gia tăng sẽ khiến động vật Bắc Cực chết hàng loạt. Đó là bởi vì mưa rơi xuống sẽ nhanh chóng đóng băng thành một lớp băng mới ngăn động vật tiếp cận thức ăn trên mặt đất, khiến chúng chết vì đói.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ cũng nói thêm rằng tình trạng này có thể được cải thiện nếu con người giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Nhưng đó là một vấn đề vẫn hết sức nan giải.
TTO - Các nhà khoa học đang rất buồn bã khi phải chấp nhận một sự thật rằng băng ở Greenland đang tan chảy đến mức không thể phục hồi và những nỗ lực làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu sẽ không có tác dụng ngăn băng tan rã.
Xem thêm: mth.67035701151900202-iom-iod-cuc-cab-uah-ihk/nv.ertiout