Ngày 16.9, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tổ chức “Lễ xuất khẩu lô hàng càphê đi Châu Âu theo Hiệp định EVFTA”. 14 container với số lượng 296 tấn càphê sẽ được xuất sang Hamburg, Antwerp của CHLB Đức và Bỉ. Cách đây 6 ngày, lô tôm đầu tiên của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang EU với mức thuế 0% theo hạn ngạch ưu đãi thuế quan của EVFTA.
EVFTA “tạo đà” cho nông sản chất lượng cao sang EU
Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) “chọn mặt gửi vàng” là đơn vị đầu tiên XK càphê sang EU theo EVFTA - sáng 16.9, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Công ty Vĩnh Hiệp) đã cùng Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Gia Lai làm lễ XK 14 container với số lượng 296 tấn càphê sang EU.
“296 tấn càphê của chúng tôi sẽ sang cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức” - ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch Hội đồng thành viên - Giám đốc Công ty Vĩnh Hiệp tỏ rõ phấn chia sẻ. Để vào được thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA, sản phẩm càphê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này.
Để vào được EU, sản phẩm càphê bắt buộc phải có truy XK nguồn gốc, chất lượng cao, có chỉ dẫn địa lý, thực thi các quy trình của Hiệp định EVFTA đã được kiểm soát từ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
“Hằng năm, Công ty Vĩnh Hiệp XK khẩu khoảng 50-70 tấn càphê các loại cho thị trường thế giới, trong đó, XK sang thị trường EU chiếm 60%. Doanh thu kim ngạch XK đạt 150 triệu USD. Niên vụ 2019-2020, Công ty đã XK sang EU khoảng 34.000 tấn càphê, gồm các sản phẩm càphê rang xay, càphê hòa tan, càphê tinh và càphê sạch. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên càphê XK khẩu của Vĩnh Hiệp được hưởng ưu đãi mức thuế 0% theo thỏa thuận của EVFTA. “Với mức thuế 0% này, càphê Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới lớn hơn và mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho nông dân và các nhà nhập khẩu” - ông Hiệp phấn khởi nói.
Với tư cách là người đứng đầu DN đầu tiên đã XK tôm đi EU từ ngày 11.9 ông Trương Hữu Thông - Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Thông Thuận Group - cho biết: Dự kiến trong tháng 9 này, giá trị kim ngạch XK tôm của Thông Thuận sang EU sẽ đạt khoảng 4,5 triệu USD trong tổng số 9,5 triệu USD thu về từ XK tôm. “Dự kiến trong năm 2020, doanh số XK khẩu tôm vào EU của Thông Thuận Group đạt khoảng 45 triệu USD” - ông Thông phấn khởi nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, để đáp ứng các yêu cầu của EU, các DN XK tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ, quản trị để phục vụ tốt nhất cho thị trường EU như, áp dụng mã số vùng trồng, đảm bảo tiêu chuẩn ASC (sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động), phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đóng gói ăn liền, phục vụ tiêu thụ tại hộ gia đình.
Ông Kpă Thuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cho biết, sự kiện xuất khẩu những tấn càphê đầu tiên đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực mới để các tổ chức, cá nhân sản xuất càphê nghiên cứu, học hỏi và nhân rộng ra cả nước. Hy vọng thời gian tới, càphê Việt Nam nói chung và càphê tỉnh Gia Lai nói riêng sẽ có mặt tại Châu Âu và chinh phục được người tiêu dùng các nước.
Nông sản Việt “chuyển mình” theo hướng chất lượng cao
Trong nhiều buổi trao đổi với PV, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng rất nhiều vào những cơ hội mà EVFTA mang lại cho nông sản Việt. “Thông qua thị trường EU, chúng ta không chỉ khai thác giá trị tuyệt đối của XK, mà qua đó khẳng định sản XK nông nghiệp của VN, trình độ liên kết các nhóm hàng VN đã đạt đến mức có thể đi bất cứ thị trường nào trên thế giới” - Bộ trưởng nói.
Thực tế đã minh chứng bằng những con số, khi từ 1.8 - tháng đầu tiên thực thi EVFTA, XK đã tăng trưởng 15%-17% so với tháng trước. Trong tháng 9.2020, những lô hàng XK đầu tiên sang EU đã mở màn cho một giai đoạn XK mới, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị với những sản phẩm được chế biến sâu, chất lượng cao, đảm bảo ATTP.
“Với mặt hàng càphê, chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU sau khi thuế suất giảm từ 15% xuống 0%. Trong tháng 8.2020, giá trị XK khẩu càphê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7.2020. Gạo Việt XK khẩu sang Châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan. Trong gần 1 tháng triển khai EVFTA, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo XK khẩu, cụ thể, giá gạo XK khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200USD/tấn” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Đóng góp vào các mặt hàng “tỉ đô”, rau, quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1.8 vừa qua. Hiện EU là thị trường XK khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ.
Hạn ngạch thuế quan ưu đãi EVFTA dành cho nông sản Việt
Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch XK của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.
Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.
Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Gỗ và các sản phẩm gỗ hầu hết sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực... Long Vũ
Xem thêm: odl.176638-hnam-gnat-ue-gnas-oac-gnoul-tahc-teiv-nas-gnon/et-hnik/nv.gnodoal