Theo ADB, thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Thái Lan dự kiến giảm 22,3% trong năm nay, sau đó phục hồi với mức tăng trưởng 7,6% vào năm sau.
ADB cho rằng xuất khẩu giảm sâu hơn sẽ đè nặng lên tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Đầu tư tư nhân của Thái Lan hiện dự kiến sẽ giảm 12,1% năm 2020 sau đó phục hồi với mức tăng trưởng 4% năm 2021. Nhu cầu trong nước và ngoài nước đều yếu, năng lực sản xuất dư thừa và sự bất ổn kéo dài về diễn biến của đại dịch sẽ làm suy yếu niềm tin kinh doanh và cản trở đầu tư trong năm nay.
Nếu Thái Lan xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ hai thì có thể nước này sẽ kích hoạt một đợt phong tỏa khác, dẫn đến sự gián đoạn các hoạt động kinh tế.
Kinh tế Thái Lan sẽ kém hiệu quả hơn dự kiến nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự đoán. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trong khi đó, chi tiêu công là động lực kinh tế duy nhất của Thái Lan trong năm nay, với mức tăng dự kiến 3,8%, do việc giải ngân các khoản cứu trợ nhanh chóng. Trong khi đó, đầu tư công được dự báo sẽ tăng, đặc biệt là vào các dự án cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp nhà nước, và đây sẽ là chìa khóa để duy trì các hoạt động của nền kinh tế Thái Lan.
ADB dự báo GDP của Thái Lan sẽ tăng 4,5% vào năm 2021. Theo ADB, triển vọng của nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc phần lớn vào tình hình dịch COVID-19 ở khu vực và toàn cầu.
Cũng theo ADB, kinh tế Thái Lan sẽ kém hiệu quả hơn dự kiến nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự đoán. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu diễn biến nghiêm trọng hơn hoặc căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể phá vỡ các chuỗi cung ứng và sự ổn định giá cả.
VTV.vn - Trong quý II, nền kinh tế Thái Lan đã ghi nhận mức sụt giảm với tốc độ mạnh nhất 22 năm qua do tác động của đại dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.20703149081900202-91-divoc-iv-uas-mihc-nal-iaht-et-hnik/et-hnik/nv.vtv