vĐồng tin tức tài chính 365

TBKTSG số 40-2020: Thiết kế lại chính sách hỗ trợ kinh tế

2020-09-30 21:13

TBKTSG số 40-2020: Thiết kế lại chính sách hỗ trợ kinh tế

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Vì sao doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng (gói cho vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động)? Bản chất sự việc có hoàn toàn ở chính sách hay vì lý do gì khác? Để trả lời câu hỏi, mời bạn đọc đến với chuyên đề “Thiết kế lại chính sách hỗ trợ nền kinh tế” trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, 1-10.

Trong bài viết tựa đề Chính sách hỗ trợ đang lệch mục tiêu?, tiến sĩ Võ Đình Trí đưa ra những phân tích cho thấy các giải pháp hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp của nhiều nước rất khó áp dụng ở Việt Nam. Theo ông, cách hỗ trợ phù hợp đặc thù ở Việt Nam là đảm bảo các hoạt động kinh tế vận hành không bị đứt gãy.

Ở một góc nhìn khác, tác giả Anh Thư của bài viết Để chính sách giải cứu thực sự cứu được người dân và doanh nghiệp cho rằng các điều kiện tiếp cận chính sách giải cứu được thiết kế như thể thách thức người thụ hưởng dẫn đến tình trạng… không có mấy người được giải cứu! Cụ thể ở gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng, theo tác giả, không cần xác nhận của chính quyền, doanh nghiệp có thể tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm về hồ sơ vay. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành hậu kiểm.

Cũng liên quan câu chuyện này, ghi nhận của nhóm phóng viên TBKTSG trong bài tựa đề Không vay vì biết... không dễ vay như một cách trả lời cho kết quả vừa được Ngân hàng nhà nước công bố: chỉ có một doanh nghiệp được phê duyệt đủ điều kiện vay gói 16.000 tỉ đồng!

Để các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp hơn với hiện trạng nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp nêu ý kiến Cần cái nhìn cởi mở về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế (tựa bài viết do Trang Nguyễn ghi nhận). Trong đó, chính sách hỗ trợ cần hướng tới những doanh nghiệp có năng lực phục hồi, tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh doanh, hướng tới củng cố niềm tin cho doanh nghiệp…

Các đề tài theo dòng thời sự khác:

Không lẽ cứ Nhà nước làm là phải miễn phí! (mục Ý kiến): Thu phí các tuyến cao tốc sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn thu để trả nợ các khoản vay làm đường, qua đó giảm áp lực ngân sách và có tiền đầu tư cho những khu vực kém phát triển.

Lại chuyện sổ hồng chung cư (Đặng Hùng Võ): Quốc hội và Chính phủ đã thể hiện quyết tâm hoàn thành cơ bản việc cấp sổ đỏ, sổ hồng. Thế nhưng Luật Đất đai chậm sửa đổi là một nhược điểm. Hệ thống tài chính đất đai chậm đổi mới là nhược điểm thứ hai. Và việc thực thi pháp luật không vì quyền lợi của dân là nhược điểm thứ ba.

Điều chỉnh lạm phát mục tiêu: Có nên sử dụng con dao hai lưỡi này? (Triêu Dương): Các chính sách nới lỏng tiền tệ và mở rộng tài khóa đẫn đến nỗi lo lạm phát sẽ sớm trở lại.

Sóng lừng cổ phiếu Sacombank (Hải Lý): Sự lên xuống thất thường của cổ phiếu STB (cổ phiếu Sacombank) dường như tách khỏi hoạt động của ngân hàng.

Nợ xấu tiềm ẩn đang tăng? (Lưu Hảo): Nền kinh tế bắt đầu bước vào quí cuối cùng của năm Covid. Tác động của đại dịch lên ngành ngân hàng lớn hơn hẳn so với dự kiến, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

Rủi ro điều chỉnh của thị trường chứng khoán đang lớn dần (Thụy Lê): Thanh khoản cao trên sàn HOSE trong tháng 9 là nhờ khối ngoại không ngừng bán ròng. Nhưng nếu đây là dòng tiền nóng và có thể rút nhanh bất cứ lúc nào thì sẽ là rủi ro tiềm ẩn của thị trường chứng khoán.

Cuộc chơi ở những cổ phiếu có “game” thoái vốn (Linh Trang): Nhiều cổ phiếu trong danh sách thoái vốn nhà nước vẫn tăng hàng chục phần trăm bất chấp kết quả kinh doanh èo uột trong sáu tháng đầu năm.

Những lưu ý về thuế thời Covid (Tâm An phỏng vấn ông Thân Xuân Thịnh, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, EY Vietnam): Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các chính sách về thuế của Chính phủ để áp dụng chính xác, tránh bỏ sót ưu đãi hoặc áp dụng ưu đãi không đúng.

Làm sao để tránh “tình ngay lý gian”? (LS. Nguyễn Kim Như): Luật doanh nghiệp 2020 thêm gánh nặng trách nhiệm cho người quản lý trong quá trình điều hành công ty nhưng qua đó bảo vệ cổ đông và các bên có lợi ích liên quan.

Có cần đảm bảo lợi nhuận cho dự án BOT giao thông? (Phan Vinh Quang): Lợi nhuận của các dự án BOT giao thông phụ thuộc nhiều vào khả năng vận hành của nhà đầu tư. Với quy định đảm bảo lợi nhuận cho các dự án, Nhà nước có thể sẽ phải bù lỗ cho việc vận hành yếu kém. Quy định như vậy liệu có phù hợp?

Mở lại đường bay quốc tế: Sẽ là thử thách cho khả năng phòng chống dịch (Lê Thạch Anh): Khi thời gian “tạm nghỉ” chưa đủ để các hệ thống tái cơ cấu hướng đến sự phục hồi và phát triển bền vững hậu dịch bệnh thì việc mở cửa du lịch quốc tế đồng nghĩa với trạng thái trước dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng quay lại.

Xuất khẩu gạo: thấp thỏm những tháng cuối năm (Nguyễn Đình Bích): Trong tình thế giá gạo Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trong khi giá gạo Ấn Độ vẫn giữ khoảng cách khá xa, chúng ta hoàn toàn có thể bị mất khách hàng.

Những ngày bay bổng ngắn ngủi đã qua (Nguyễn Duy Nghĩa): Giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan chỉ là ngắn hạn. Hiện giá xuất khẩu gạo tẻ 5% tấm của ta ở mức 465-469 đô la/tấn trong khi của Thái Lan là 513 đô la/tấn; giá gạo 25% tấm của ta từ 443-447 đô la/tấn, còn của Thái Lan là 494 đô la/tấn.

Việt Nam sẵn sàng đến đâu để trở thành nền kinh tế phát triển? (Đình Mạnh): Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nền kinh tế phát triển. Nhưng nếu lấy thang 7 sao như mức tối đa để đo lường sự sẵn sàng nâng cấp thành một nền kinh tế phát triển thì nhiều nhân tố của Việt Nam chỉ mới đạt tới mức 4 sao.

Tình huống này thì ai bắt nạt ai? (TS. Đào Thị Thu Hằng - ThS. Nguyễn Quốc Kỳ): Từ một tình huống pháp lý sa thải người lao động, có thể thấy quy định pháp luật đang bất cân bằng theo hướng bất lợi cho người sử dụng lao động.

Kinh doanh cà phê: Thay đổi để vượt khó (Nguyễn Quang Bình): Cả thế giới đang chống chọi với đại dịch Covid-19, thậm chí lo lắng về những đợt bùng phát mới, nên giá trên hai sàn cà phê phái sinh giảm mạnh trong tháng 9 vừa qua là có thể hiểu được.

Xếp “Sao an toàn” cho điểm cung cấp dịch vụ du lịch (Đào Loan trao đổi với ông Hoàng Nhân Chính – Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch): Cơ quan quản lý nên tăng cường quảng bá cho những doanh nghiệp có “sao an toàn” tốt để giúp họ gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mặt khác, cũng nên có đường dây nóng tiếp nhận và xử lý những khiếu nại để du khách tin tưởng vào chuẩn an toàn của du lịch.

Tạo nền tảng cho nông nghiệp 4.0 (Trúc Giang): Để tiến lên và vận hành hoạt động nông nghiệp ở tầm mức 4.0, nguồn lực con người bao gồm trình độ, kỹ năng, tư duy là hết sức quan trọng.

Quyền lực của ứng dụng (Hoàng Việt): Ngày nay, ứng dụng trở thành yếu tố cốt lõi của nền kinh tế Internet, là nhân tố quan trọng của các thế lực công nghệ và của nền kinh tế hậu đại dịch.

Hợp tác Việt - Mỹ cung cấp dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng drone (Quan Linh): Cuối năm nay sẽ xuất hiện hàng trăm drone (thiết bị bay không người lái) phun thuốc trừ sau (hay phân bón) trên các cánh đồng ở các tỉnh phía Nam.

Giá của dược liệu (Hoàng Nhung): Ngành dược nước ta phụ thuộc 80% vào nguồn dược liệu nước ngoài. Ngay cả ngành y học cổ truyền cũng bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu thuốc bắc. Cần một lối mở cho tương lai…

Saigon Times Club - 27 năm kết nối kiến tạo giá trị (Dũng Trần): Tính đến nay, 27 năm hoạt động của Saigon Times Club là chặng đường kết nối, song hành cùng các doanh nghiệp thành viên vượt qua những biến động trong quá trình chuyển đổi của thị trường để tồn tại và phát triển.

Sức mạnh của một cơn mưa (Quỳnh Thư): “Sống chung với ngập” có lẽ nên là thái độ đúng trong khi chờ đợi cải thiện hạ tầng. Cần chấp nhận và hình thành cách ứng xử đúng mực khi một cơn mưa lớn ập đến, trong đó ứng xử trong giao thông là vô cùng quan trọng.

Thay đổi tư duy trong cách dạy/học tiếng Anh (Lê Hữu Huy): Để cải thiện việc dạy/học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cần phải xem lại mục tiêu dạy/học trong chương trình đào tạo.

Giáo sư - thứ trưởng giỏi hơn thứ trưởng trơn? (Pha Lập): Cách giới thiệu một người với những học hàm học vị, chức danh trong Đảng, chính quyền, doanh nghiệp… đưa người tiếp nhận thông tin rơi vào hai nếp hằn trong đầu: một là truyền thống khoa cử của dân tộc, hai là hiệu ứng hào quang.

Tiệc làng (Đặng Quỳnh Giang): Tiền tiêu trong nhà chẳng bao nhiêu, chỉ sợ khoản đám đình!

Nghi lễ mùa thu (Trương Huỳnh Như Trân): “Hẳn phải chờ thêm 30 năm nữa, khi lòng con tôi bắt đầu quay về miền tuổi nhỏ, tôi mới lại có một… cô bạn thiếu thời”.

Trang Kinh tế thế giới:

Covid-19 có đặt dấu chấm hết cho các chuyến công tác? (Song Thanh): Các khảo sát mới đây cho biết có tới 65% người được hỏi cho biết việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cá nhân là một trong những yếu tố được họ cân nhắc hàng đầu khi quay trở lại các chuyến công tác.

Bán xe hay bán danh tiếng? (Nguyễn Vũ): Trevor Milton - nhà sáng lập Nikola với những tuyên bố sẽ cho ra đời các loại xe tải không phát khí thải, đã phải từ chức chủ tịch sau một báo cáo cáo buộc Nikola có nhiều “tội”, bao gồm nói dối và lừa đảo.

Thành tỉ phú nhờ bán xe cũ (Thư Kỳ): Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Carvana (chuyên mua bán xe cũ trực tuyến) đã tăng 150%.

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.et-hnik-ort-oh-hcas-hnihc-ial-ek-teiht-0202-04-os-gstkbt/368803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“TBKTSG số 40-2020: Thiết kế lại chính sách hỗ trợ kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools