vĐồng tin tức tài chính 365

Khách hàng số một của khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam là ai?

2020-09-30 21:12

Khách hàng số một của khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam là ai?

Đào Loan

(TBKTSG Online) - Các công ty lữ hành là khách hàng đặt phòng nhiều nhất của khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam. Đại lý du lịch trực tuyến xếp vị trí thứ hai. Với khách lưu trú, phần lớn khách ở trong các khách sạn cao cấp này là khách quốc tế nhưng tỷ lệ khách nội địa đang tăng trưởng liên tục.

Giá phòng bình quân; tỷ lệ chi phí và lợi nhuận trên doanh thu của phân khúc 4-5 sao năm 2019 - Nguồn: Công ty Grant Thornton Việt Nam

Theo Báo cáo khảo sát ngành Dịch vụ Khách sạn Việt nam của Grant Thornton Việt Nam, ba kênh đặt phòng nhiều nhất trong năm 2019 là công ty lữ hành và nhà điều hành tour, chiếm 30,4%; đại lý du lịch trực tuyến (OTA) chiếm 25,6% và khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn chiếm 17,6%.

Trong những năm gần đây, phân khúc công ty lữ hành và OTA luôn so kè vị trí đứng đầu trên kênh đặt hàng của các khách sạn.

Với khách lưu trú, nguồn khách chính của phân khúc 4-5 sao vẫn là khách quốc tế nhưng lượng khách từ thị trường nội địa vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2017, tỷ lệ khách trong nước là 20,8%; đến năm 2018 là 21,4% và đạt mức 22,2% vào năm ngoái 2019.

Vào năm ngoái 2019, tuy lượng khách quốc tế và nội địa của cả nước đạt mức cao, lần lượt là 18 và 85 triệu lượt khách nhưng tỷ lệ lấp đầy phòng của khối 4-5 sao lại giảm 4,3%. Công suất phòng bình quân của khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao từ 73% của năm 2018 xuống còn 69,3%, với phân khúc 4 sao, công suất bình quân giảm từ 68,1% xuống 65,5%.

Vài ngày trước, Tổng cục Du lịch cũng đã chính thức công bố Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam 2019, cho biết công suất phòng bình quân của hệ thống lưu trú trên cả nước năm 2019 đạt 52%, giảm nhẹ so với mức 54% của năm 2018.

Tính đến hết năm ngoái, cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 phòng. Trong đó, có 484 khách sạn, khu nghỉ dưỡng với hơn 100.000 phòng thuộc phân khúc 4-5 sao.  

Theo khảo sát Grant Thornton Việt Nam, tuy tỉ lệ lấp đầy phòng giảm nhưng giá phòng bình quân của khách sạn thuộc phân khúc này lại tăng 1,9% vào năm ngoái. Giá phòng 4 sao tăng 72,7 đô la Mỹ lên 73,6 đô, giá loại 5 sao tăng 91,9 đô lên 93,6 đô.

Trong khảo sát này Grant Thornton cũng đề cập đến bối cảnh Covid-19 tác động xấu đến tình hình kinh doanh của thị trường khách sạn và cho rằng ảnh hưởng tiêu cục này có thể sẽ kéo dài trong vài năm tới.

Mời đọc thêm:

Chín tháng, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 9 triệu lượt

Nối thị trường sớm, Việt Nam vẫn mất 13,5-14 triệu lượt khách quốc tế

Gian nan đi bán khách sạn... thời đại dịch

Thời đại dịch, Kiên Giang vẫn có thêm hơn 1.900 phòng khách sạn

Lâm Đồng kiểm tra việc sử dụng đất của hơn 30 dự án du lịch canh nông

Xem thêm: lmth.ia-al-man-teiv-o-oas-5-4-nas-hcahk-auc-tom-os-gnah-hcahk/838803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khách hàng số một của khách sạn 4-5 sao ở Việt Nam là ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools