Tối 31-8, cả nước ghi nhận thêm 12.607 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 12.591 ca ghi nhận trong nước, nhiều nhất tại TP. HCM (5.444), Bình Dương (4.530).
Các địa phương có số ca mắc tiếp theo gồm Đồng Nai (634), Long An (587), Tiền Giang (214), Đồng Tháp (138), Đà Nẵng (123), Tây Ninh (118), Kiên Giang (99), Nghệ An (81), Hà Nội (77), Khánh Hòa (66), Bà Rịa - Vũng Tàu (64), Bình Thuận (59).
Cần Thơ (53), Quảng Bình (47), Quảng Ngãi (40), Thừa Thiên Huế (25), Phú Yên (23), Bình Phước (22), An Giang (17), Đắk Lắk (17), Trà Vinh (14), Bến Tre (13), Hậu Giang (11).
Bình Định (8 ), Thanh Hóa (8 ), Vĩnh Long (7), Phú Thọ (6), Ninh Thuận (6), Sơn La (6), Bạc Liêu (5), Lạng Sơn (5), Lâm Đồng (4), Đắk Nông (4), Quảng Nam (3), Quảng Trị (3), Gia Lai (3), Kon Tum (2), Hà Tĩnh (2), Ninh Bình (2), Bắc Ninh (1)
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 462.096 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.700 ca nhiễm).
Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.
Trong ngày có 10.044 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, 6.295 bệnh nhân nặng đang điều trị.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM ban hành kế hoạch về tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Thành phố. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2021, TP.HCM cần thêm 14.891.800 liều chia làm 4 giai đoạn để đảm bảo yêu cầu bao phủ tiêm 2 liều vaccine cho người dân.
TP. Hồ Chí Minh triển khai phát các túi thuốc cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà (gồm 3 gói A, B, C) tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân và những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng túi thuốc này.
Về tiến độ cấp phát các túi thuốc, hiện thành phố hiện đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc trong đó có chứa gói thuốc A, B và đã cấp phát 74.000 túi thuốc này cho các Trung tâm y tế Quận huyện, Thành phố Thủ Đức để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong những ngày tới.
Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (gọi tắt là Bệnh viện điều trị COVID-19 - Y Hà Nội) với quy mô 500 giường bệnh tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là bệnh viện tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại khu vực thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).