Đồ họa: ĐỨC TUẤN
Nhìn lại quá trình phát triển, từ năm 1986 - bắt đầu công cuộc Đổi mới - cho đến nay, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển năng động. Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vượt qua bao vây, cấm vận, hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế, ký kết 16 hiệp định thương mại tự do, duy trì chính sách kinh tế độc lập, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Từ nền kinh tế năm 1986 có GDP đạt khoảng 13 tỉ USD với GDP/người là 235 USD/người, năm 2020 GDP cả nước đã vươn lên đạt 340 tỉ USD và GDP/người 3.520 USD/người, gấp 15 lần năm bắt đầu công cuộc Đổi mới.
Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới hợp tác với Bộ Kế hoạch và đầu tư “Việt Nam 2035” đã chỉ rõ những khoảng cách giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế khu vực.
Nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục 7%/năm trong 20 năm thì đến năm 2035 kinh tế Việt Nam đạt gần đến kinh tế Hàn Quốc năm 2000. Chúng ta cần nhìn rõ những thành tựu và cả tụt hậu của chính mình để vạch ra con đường đi tới.
Để đạt được trình độ kinh tế phát triển năm 2045, kinh tế Việt Nam sẽ có GDP 1.900 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15.000 USD/người.
Đó là những mục tiêu cao trong môi trường kinh tế thế giới biến động khó lường, đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo của toàn dân tộc. Vận dụng cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ 4, kinh tế số hóa là con đường hướng tới các mục tiêu đó.
Huy động lực lượng, sự năng động sáng tạo của toàn dân trong xây dựng và phát triển kinh tế. Nước ta hiện nay có khoảng 780.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 95% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 5 triệu hộ gia đình kinh doanh và khoảng 5 triệu hộ nông dân, số doanh nghiệp có đăng ký theo Luật doanh nghiệp trên 1.000 dân còn quá thấp so với các nước trong khu vực.
Cần tiếp tục cải cách khung pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chính, vận dụng kinh tế số để khuyến khích hộ gia đình phát triển thành doanh nghiệp hay gia nhập hợp tác xã để có tư cách pháp nhân, trình độ tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia chuyển đổi số.
Để phát triển với dân số 96 triệu dân, nước ta cần sớm có 2 hay 3 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm, vận dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Tầng lớp trẻ ngày nay cần ưu tiên lập nghiệp trong kinh doanh để xây dựng đất nước.
Phụ nữ Việt Nam là nguồn lực lớn để phát triển kinh tế, tỉ lệ nữ giám đốc công ty tư nhân ngày càng tăng, mở ra cơ hội phát triển bình đẳng giới giữa nam và nữ. Vừa qua, vải thiều, thanh long, xoài, thủy sản… đã vận dụng công nghệ thông tin, lên mạng thành công, khai thác được thị trường xuất khẩu mới.
Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần tái cơ cấu, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cùng chuỗi giá trị, liên kết với ngân hàng, viện nghiên cứu, trường đại học để chuyển đổi số. Khung pháp luật về hợp đồng số, chữ ký số được tiếp tục hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển.
Trên thế giới đã có quốc gia rất giàu có vì bán tài nguyên nhưng vẫn không được công nhận là nước phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, thể chế quan liêu, giáo dục - đào tạo kém phát triển.
Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ những bài học đó, tập trung cải cách giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực, sức sáng tạo của toàn dân để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu cụ thể rất khích lệ cho thời gian sắp tới:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
TTO - Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) 2021.
Xem thêm: mth.17273741162801202-iot-id-gnoud-noc-or-hcav/nv.ertiout