vĐồng tin tức tài chính 365

Tuổi Trẻ trong viễn tượng kinh tế truyền thông

2021-09-02 09:44
Tuổi Trẻ trong viễn tượng kinh tế truyền thông - Ảnh 1.

Nhân Tuổi Trẻ bước qua tuổi 46, trong sự cạnh tranh khốc liệt một cách bất đối xứng giữa mạng xã hội và các tờ báo truyền thống, Tuổi Trẻ có thể tìm được những lối đi riêng, nhưng lối nào cũng không xa rời được cái gốc của một cơ quan báo chí - truyền thông. Tôi có vài gợi ý nhỏ.

1 Từ bỏ tư duy “khấu hao quá khứ”

anh box 3

Lê Ngọc Sơn

Chỗ đứng của Tuổi Trẻ trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc là một tờ báo nhân văn, dấn thân, dám nói thẳng, nói thật.

Những giá trị vô giá này cần được trau dưỡng và phát huy, để chất lượng chuyên môn của tờ báo giữ vững vị trí top đầu làng báo Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đó không còn là yếu tố quyết định giúp tờ báo chiến thắng những thách thức to lớn phía trước. Hào quang quá khứ đôi khi ru ngủ các chiến binh và không đảm bảo cho thắng lợi của cuộc chiến sinh tồn trước mắt.

Truyền thống khiến các tuyến bài vở thường được tập trung hay huy động dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, nghĩ rằng bạn đọc sẽ thích. Tuy nhiên, các hành vi đọc và tiếp nhận thông tin đang thay đổi, do đó các chính sách nội dung của tòa soạn ngày nay cần dựa trên sự điều nghiên kỹ lưỡng tâm lý người đọc trong thời đại kỹ thuật số.

Khi mạng xã hội lấy mất lợi thế cạnh tranh tốc độ tin tức, Tuổi Trẻ cần tập trung vào các bài điều tra, bình luận sâu cung cấp sự khả tín, góc nhìn đa chiều với các cây viết cá tính - thứ mà mạng xã hội khó có thể làm được. Đơn cử hiện nay nhiều tờ báo đối thủ của Tuổi Trẻ đã có những chuyên mục riêng để “chích hút” chất xám của nhiều cây viết.

2 Mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới

Tuổi Trẻ cần đa dạng hóa nguồn thu. Tư duy kinh tế truyền thông dịch chuyển từ mô hình “bán báo + bán quảng cáo” sang làm doanh thương dựa trên hoạt động báo chí - truyền thông.

Hãy tưởng tượng, Tuổi Trẻ đóng vai trò là một ông chủ có nguồn vốn nhất định, với các yêu cầu kinh doanh và sinh lợi cụ thể. Đặt bài toán này và tuyển những nhân sự có năng lực để hiện thực hóa.

Sẽ là sáng tạo và hứa hẹn nhiều triển vọng nếu Tuổi Trẻ đầu tư vào lĩnh vực khác như giáo dục hay công nghệ thông tin. Sẽ thật vui mừng nếu Tuổi Trẻ có hệ thống trường học hay những công ty phần mềm vận hành riêng.

Chính các công ty với lãnh địa mới này mới là những guồng máy kinh tài cho “công ty mẹ” là Tuổi Trẻ, và khối chuyên môn yên tâm tác nghiệp báo chí mà không phải lo gánh nặng cơm áo, gạo tiền. Tất nhiên cần có những quy chế riêng để không xảy ra xung đột giữa triết lý làm báo và hoạt động của các “công ty con” này.

Trong ngữ cảnh kinh doanh mới đó, tổng biên tập hay nói rộng hơn là ban biên tập không còn là một người đơn thuần lo nội dung của một tờ báo, mà còn là những CEO, nhạc trưởng điều hành các khối theo mục tiêu chung.

3 Cần có khối nghiên cứu & phát triển (R&D) đủ mạnh

Cũng như các công ty lớn, Tuổi Trẻ cần xây dựng bộ phận R&D mạnh, tập hợp nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thực tế, có nguồn kinh phí đủ lớn cho các dự án nghiên cứu hứa hẹn áp dụng vào thực tiễn.

Đây là “think-tank” của tòa soạn, có thể cung cấp lời khuyên và giải pháp trong những ngữ cảnh biến động có ảnh hưởng đến tổ chức. Viết báo và nghiên cứu - phát triển là những công việc đòi hỏi chuyên môn khác nhau, thao tác tư duy khác nhau, cách làm việc khác nhau.

Bộ phận R&D cần được đánh giá đúng vai trò và đầu tư xứng đáng. R&D là đơn vị có thể giúp Tuổi Trẻ thực hiện chuyển đổi số và khai phá những thị trường truyền thông mới mẻ, phi truyền thống.

4 Vốn con người

Tuổi Trẻ có những con người yêu tổ chức như ngôi nhà của mình, họ luôn nặng lòng trước các thách thức sinh tồn của tờ báo. Đây là một vốn quý mà không phải nơi nào cũng may mắn có được.

Lãnh đạo tòa soạn cần biết lắng nghe, gạn đục khơi trong, giữ bằng được những nhân sự này. Chính họ làm nên tinh thần “người của Tuổi Trẻ” mà làng báo thường được nghe đến. Cuộc bể dâu nào cũng có thể đi qua thắng lợi nếu tòa soạn giữ chân được những đồng đội cùng một chiến hào.

Tuổi Trẻ trong viễn tượng kinh tế truyền thông - Ảnh 4.

Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Hãy đặt lên bàn

anh box 2

Buổi sáng, nằm trên giường, mở mạng, chỉ vài phút là biết tổng quát tình hình trong nước và thế giới, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, giải trí...

Trong điều kiện đó, là một người đọc Tuổi Trẻ từ tuổi 20, tôi cho rằng để thu hút bạn đọc, giữ được bạn đọc, để bạn đọc chờ đón thì không cách nào khác là nâng tầm chất Đỏ - Trẻ - Sài Gòn đã làm nên thương hiệu của Tuổi Trẻ. Một trong các giải pháp là quyết liệt đi đến cùng sự kiện.

Vẫn biết rằng Tuổi Trẻ là cơ quan báo chí, Tuổi Trẻ không thể xử lý sai phạm ở ngành A, ngành B; không thể cách chức, phạt tù tham nhũng ở tỉnh này, bộ nọ; cũng không thể tự đưa vào ứng dụng các đề xuất, ý tưởng có lợi cho cộng đồng dân sinh.

Cho nên không ít chuyện đúng, chuyện phải Tuổi Trẻ nêu nhưng chưa đi vào cuộc sống được. Và đã có lần Tuổi Trẻ nhận mình còn nợ bạn đọc nhiều câu trả lời.

Tôi nghĩ số câu trả lời mà Tuổi Trẻ nợ bạn đọc sẽ ít đi nếu nâng tầm chất Đỏ - Trẻ, quyết tìm câu trả lời cho những vấn đề được nêu trên mặt báo, nhất là qua thể loại điều tra.

Sau khi nêu sự việc, nếu cơ quan chức năng vẫn “im lặng đáng sợ”, hãy tiếp tục có bài: Đặt lên bàn bộ trưởng; Đặt lên bàn chủ tịch thành phố; Đặt lên bàn thủ tướng...

Tôi tin rằng với thái độ quyết liệt, tinh thần dấn thân như thế, đông đảo bạn đọc sẽ chờ đợi Tuổi Trẻ xuất bản để xem hôm nay, tuần này Tuổi Trẻ đặt lên bàn ai, vấn đề gì? Và với sự hưởng ứng của bạn đọc bằng nhiều cách, tôi tin rằng những vấn đề ấy sẽ có câu giải đáp.

Nâng tầm Đỏ - Trẻ - Sài Gòn cũng chính là khẳng định cá tính của Tuổi Trẻ trong bối cảnh mới, vượt lên cái bóng quá khứ của chính mình!

NGUYỄN THIỆN

Xác tín với Tuổi Trẻ

anh box 1

Những ngày đại dịch COVID-19 hoành hành khắp nước, tàn phá cả Sài Gòn, trên mạng xã hội - nơi cung cấp tin tức chính cho những người đang phải ở nhà như tôi - lại tràn ngập tin giả.

Mỗi lần đọc được một tin mới nào đó trên mạng xã hội, tôi - theo thói quen từ nhỏ - lại vào trang Tuổi Trẻ Online để kiểm chứng.

Từ lúc bắt đầu nhận biết mọi thứ xung quanh, tôi đã thấy ở nhà mình tờ Tuổi Trẻ. Ở thị xã biên giới quê tôi, báo và truyền hình là nguồn kết nối với thế giới bên ngoài, kết nối cả xóm giềng với nhau. Báo là xác tín.

Thời gian dần trôi, giờ đây đến chị bán yaourt cũng đã có kênh YouTube riêng thì việc mọi người, dù là ở một thị xã tỉnh lẻ đi nữa, tìm đến báo chí không phải vì tin tức thời sự nữa. Điều mà họ cần là được kiểm chứng tin.

Hiện tại gia đình tôi vẫn còn thói quen đọc báo giấy. Kỳ lạ là giữa mùa dịch, giãn cách nhiều tỉnh, báo Tuổi Trẻ vẫn đến mỗi ngày, đều đặn như một lời hứa chẳng lỡ hẹn bao giờ.

Có thể với đà phát triển của công nghệ, đến một lúc nào đó trong tương lai, báo giấy sẽ chỉ còn là một kỷ niệm, hoặc phải thay đổi rất lớn để thích nghi. Tôi hình dung về Tuổi Trẻ trong tương lai với những bài phân tích thật sâu, giải pháp thật sắc, bình luận thật chất và thật văn, hay đến mức sẽ phải giữ để đọc lại thay vì để trôi nổi trên không gian mạng.

Bên cạnh đó vẫn mong muốn Tuổi Trẻ giữ một điều không thay đổi: mỗi khi một độc giả như tôi, hay thế hệ em, cháu tôi, cần xác nhận một thông tin thì lựa chọn đầu tiên là tìm Tuổi Trẻ.

TRỌNG KHANG

Mời bạn tìm đọc Tuổi Trẻ số đặc biệt 2-9 - Giấc mơ Việt Nam hóa rồngMời bạn tìm đọc Tuổi Trẻ số đặc biệt 2-9 - Giấc mơ Việt Nam hóa rồng

TTO - Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh 2-9, Tuổi Trẻ phát hành số đặc biệt với chủ đề "Giấc mơ Việt Nam hóa rồng". Từ đây nhìn về tương lai 24 năm tới, khi Việt Nam tròn 100 năm nước nhà độc lập, Việt Nam sẽ ra sao, phải làm gì để đất nước hóa rồng?

Xem thêm: mth.62220312192801202-gnoht-neyurt-et-hnik-gnout-neiv-gnort-ert-iout/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tuổi Trẻ trong viễn tượng kinh tế truyền thông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools