vĐồng tin tức tài chính 365

Bốn án tử hình trong vụ sát hại 4 người trên sông Sài Gòn (kỳ cuối)

2021-09-02 13:15

Sáu giờ đấu trí căng thẳng, gay cấn

Nhanh chóng xác minh, các trinh sát có trong tay danh sách 5 thanh niên tên Minh sống tại khu vực xảy ra vụ án. Sau khi sàng lọc, 4 đối tượng được loại khỏi danh sách, chỉ còn lại tên Minh "Mầu". Gã tên thật là Nguyễn Ngọc Hoàng Minh (SN 1979). Từ nhỏ đến lúc 10 tuổi, Minh sống tại P15Q.Gò Vấp, đến năm 1992 thì phụ gia đình đánh bắt cá trên sông Sài Gòn rồi chuyển về ở tại xã Chánh Mỹ (TX.Thủ Dầu Một, nay là TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Ngoài việc đánh bắt cá, Minh còn phụ cha mẹ chăn nuôi, làm vườn. Một chi tiết khiến Ban chuyên án chú ý: Minh có quan hệ chú bác ruột với nạn nhân Nguyễn Thị Kiều (vợ ông Cò). Nếu đúng như lời 4 nhân chứng khai thì Minh là đối tượng then chốt để phá án. Tất cả thông tin liên quan tới gã đều được tìm hiểu, theo dõi chặt chẽ.

Nguyễn Ngọc Hoàng Minh

Tại cơ quan đều tra, Minh khẳng định đã gặp vợ chồng ông Cò lần cuối cùng vào ngày 24-6-2001, khi hai người đến thăm gia đình hắn. Minh nhớ rất rõ vì hôm đó là chủ nhật, phải đi lễ nhà thờ. Khi điều tra viên đề cập đến ngày 3-7-2001, Minh đều tự tin, trả lời một cách dứt khoát: từ 9 giờ đến gần 21 giờ ngày 3-7, Minh cùng đứa cháu đến tiệm Vũ tại ấp 2, xã Bình Mỹ (H.Củ Chi) để sửa xe, thay nhiều món, tổng cộng là 600 ngàn đồng. Do đầu xe còn rung nên hôm sau, Minh tiếp tục mang tới tiệm Vũ sửa, tốn thêm 240 ngàn đồng. Toàn bộ tiền sửa xe do mẹ Minh cho.

Chủ tiệm sửa xe Vũ (tên Nguyễn Ngọc Vũ) cũng xác nhận khớp với thời gian mà Minh khai. Sau nhiều lần làm việc, Minh luôn chứng minh mình ngoại phạm và không có biểu hiện gì đáng nghi ngờ. Trong khi đó, cả 4 nhân chứng đều khẳng định, nhìn thấy Minh trên sông vào chiều 3-7-2001, không thể nhầm với bất cứ ai được. Xác định Minh chính là mấu chốt trong vụ án, Ban chuyên án có cuộc họp bàn kế hoạch đấu tranh tiếp theo.

Một nguồn tin quý giá mà trinh sát thu thập được, Minh và Vũ cùng 2 người khác đã đi nhậu trong ngày Minh sửa xe. Minh xác định có việc nhậu trong quán ở ấp 1, xã Bình Mỹ, tốn hết 86 ngàn đồng, do Minh bao. Anh Bình (người nhậu chung với Minh và Vũ) khai: "Tôi không nhớ chính xác đêm nhậu, nhưng trước đó một ngày thì tôi có thằng cháu bị bệnh đưa đi điều trị tại Bệnh viện 512 Bình Dương".

Xác minh tại bệnh viện, cơ quan điều tra thu được thông tin: "Bệnh nhân nhập viện ngày 4-7-2001". Như vậy, ngày Minh sửa xe không phải là 3 mà là 5-7-2001. Minh và Vũ cố tình khai sai sự thật. Biết không thể đánh lừa được cơ quan điều tra, Vũ thú nhận: "Do Minh bảo nói như vậy nên nghe theo".

Qua theo dõi, Minh có một số biểu hiện bất thường, như: không đánh bắt cá trên sông, không đi lễ nhà thờ vào ngày cuối tuần, ít đi chơi với bạn bè, hay trầm ngâm suy nghĩ. Chưa hết, trong khi đang sống hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, nhưng gã lại mua sắm nhiều quần áo, giày dép mới. Mẹ Minh có đưa tiền sửa xe, nhưng không phải là 800 ngàn đồng và phần lớn là tiền lẻ; trong khi Minh khai trả tiền cho Vũ loại giấy bạc 50 ngàn và 100 ngàn đồng...

Với những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định Minh là nghi can số một của vụ án nên ra lệnh bắt khẩn cấp vào sáng 3-8-2001. Lúc đầu, hắn vẫn khăng khăng cho rằng mình bị bắt oan. Tuy nhiên, trước những chứng cứ sắc bén mà các trinh sát thu thập, nghi can từ bình tĩnh, tự tin chuyển sang lúng túng, hốt hoảng. Sau 6 giờ đối mặt với các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm, Minh dần đuối lý, hết đường để biện minh, mở lời "Tôi xin khai" lúc 14 giờ.

Cuộc đột kích bất ngờ

Theo lời khai ban đầu của Minh, chủ mưu trong vụ thảm sát cả gia đình ông Cò là vợ chồng và 2 con của Thông (cùng là ngư dân đánh cá trên sông Sài Gòn). Minh chỉ là người bị ép buộc tham gia.

Tại cuộc họp lúc 15 giờ ngày 3-8-2001, Ban chuyên án kết luận, qua đánh giá lời khai cùng tài liệu thu thập, có đủ cơ sở để bắt giữ 4 đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Thông (SN 1942), Nguyễn Thị Toán (vợ Thông, SN 1945) và 2 con trai Nguyễn Văn Thống (SN 1969), Nguyễn Thanh Thiện (SN 1982, cùng ngụ P15Q.Gò Vấp). Ngay khi cuộc họp kết thúc, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương phối hợp Công an H.Củ Chi chia ra làm bốn mũi, một mũi đến P15Q.Gò Vấp và 3 mũi đi đường sông. Trong đó, mũi đông nhất do thiếu tá Trần Văn Tém chỉ huy, từ khu vực xã Phú Hòa Đông đến xã Phước Vĩnh An.

Dây thừng mà nhóm hung thủ sử dụng để trói nạn nhân

Đến 18 giờ, trinh sát phát hiện và tóm gọn Thiện khi đang neo ghe đậu tại cầu Bến Nẩy và ngồi uống cà phê ngay chân cầu. Khoảng 2 giờ sau, trinh sát báo tin đã phát hiện vợ chồng Thông cùng Thống đang neo ghe ở ngoài sông. Thiếu tá Trần Văn Tém liền bàn bạc với nhóm truy bắt, tìm phương án tóm gọn các đối tượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trong các phương án, sau khi hội ý, thiếu tá Tém thống nhất chọn phương "điều" cả 3 đối tượng vào bờ rồi bao vây, tóm gọn. Thiếu tá Tém và nhóm truy bắt cũng lên phương án dự phòng nếu các đối tượng không chịu vào bờ.

Trong vai lực lượng Công an xã thực hiện việc kiểm tra hành chính tất cả những ghe xuồng trên sông, các trinh sát tiếp cận ghe của vợ chồng Thông - Toán và ghe của Thống chở theo vợ gã là Nguyễn Thị Kim Xuyến cùng 2 con nhỏ. Sau khi xem giấy tờ, các trinh sát mời 2 ghe vào bờ để đối chiếu. Khi hai ghe vào tới khu vực cầu Bến Nẩy thì bị lực lượng công an bao vây, tóm gọn, đưa về Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương để lấy lời khai.

Làm việc suốt 12 giờ không nghỉ, nhưng hàng chục trinh sát, điều tra viên đều thở phào nhẹ nhõm khi vụ án được khám phá. Nhiều chỉ huy và điều tra viên dày dạn kinh nghiệm của 2 đơn vị thức suốt đêm lấy lời khai các đối tượng. Lúc đầu, cả 4 nghi can đều không nhận tội và một mực kêu oan. Đến khi nhìn thấy Minh thì Thiện, Toán tỏ vẻ run sợ, hoang mang cực độ. Đến 4 giờ ngày 4-8-2001, Thiện, Toán bắt đầu có những lời khai đầu tiên về hành vi tội ác đã gây ra.

Theo đó, do chịu khó làm ăn nên vợ chồng ông Cò dành dụm được tiền mua lô đất. Điều này khiến Thông đố kỵ, ganh ghét nhưng không nói ra. Khi đánh bắt được cá, bà Kiều mang ra chợ bán cũng có phần rẻ hơn Xuyến (vợ Thống) từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Xuyến vì chuyện này mà mâu thuẫn, có lần sinh ra cãi vã với bà Kiều.

Thấy Thiện và Minh còn nhỏ, nhưng ít chú tâm đến công việc, nghĩ chỗ thân tình nên ông Cò thật lòng khuyên 2 người nên chịu khó làm ăn, phải học để biết lặn mới kiếm được nhiều tiền. Thiện, Minh chẳng những không nghe, trái lại còn đố kỵ, cho rằng ông Cò "bày đặt dạy đời". Tất cả chỉ là cái cớ. Điều chính yếu là Thông biết vợ chồng ông Cò để dành số tiền nghe đâu gần 20 triệu đồng để cất nhà vào cuối năm, nên y muốn thủ tiêu cả gia đình để cướp số tài sản này. Biết Minh và Thiện xốc nổi, lại cũng có hiềm khích với nạn nhân nên Thông lôi kéo tham gia gây án. Với hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nhiều tình tiết tăng nặng, Thông, Thống, Thiện và Minh bị tuyên án tử hình. Riêng Toán lãnh án tù chung thân.

Bốn án tử hình trong vụ sát hại 4 người trên sông Sài Gòn (kỳ 1)
(CATP) Vụ án đã xảy ra cách đây 20 năm, gây căm phẫn dư luận. Cả gia đình gồm vợ chồng và hai con nhỏ sống bằng nghề đánh bắt cá ven sông Sài Gòn bị sát hại một cách dã man. Chứng kiến cảnh tượng cháu bé mới 1 tuổi chết trong tư thế bị trói chặt chân và tay, nhiều người bật khóc nức nở. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, lực lượng Công an TPHCM và tỉnh Bình Dương phối hợp điều tra, bắt toàn bộ nhóm đối tượng gây án. Cái giá phải trả cho hành vi tội ác: 4 bị cáo nhận án tử hình, 2 bị cáo lãnh án chung thân.
 
Huy Văn

Xem thêm: lmth.543911_nog-ias-gnos-nert-nahn-nan-4-iah-tas-uv-gnort-ut-na-nob/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Bốn án tử hình trong vụ sát hại 4 người trên sông Sài Gòn (kỳ cuối)”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools